Quân đội Mỹ được đánh giá hùng mạnh nhất thế giới. Ảnh: TTXVN
Quân đội Mỹ được đánh giá hùng mạnh nhất thế giới. Ảnh: TTXVN
Đáng chú ý, nói riêng về hệ thống vũ khí, trong đó có tên lửa siêu thanh, chuyên gia thẳng thắn chỉ ra với Sputnik rằng, hiện chưa có nước nào vượt được Nga. Chính vũ khí này của Nga là “nỗi khiếp sợ” của Mỹ.
“Tôi cho rằng, về tên lửa siêu thanh hiện nay, Nga đứng vị trí số một. Có thể 10 năm nữa Mỹ mới theo kịp. Hay nói cách khác, ít ra, đến năm 2030 Mỹ mới có tên lửa siêu thanh 2024 như của Nga. Bởi Nga đang sở hữu những tên lửa siêu thanh có khả năng vượt qua được mọi phòng thủ tên lửa của Mỹ và thế giới, chưa nói đến số lượng vũ khí hạt nhân của Nga nhiều hơn Mỹ khi Nga có khoảng 6.000 quả bom nguyên tử, trong khi Mỹ chỉ khoảng 5.500 quả”, Thiếu tướng Lê Văn Cương nhấn mạnh.
Để xem xét, đánh giá sức mạnh quân sự của một quốc gia, theo chuyên gia, ít nhất cần xét tới bốn tiêu chí cơ bản dưới đây:
Thứ nhất, các quốc gia đang sở hữu vũ khí bậc nhất thế giới hiện nay. Căn cứ vào các loại vũ khí nòng cốt để đánh giá mức độ hiện đại, sức mạnh quân sự quốc gia, đó là
và phương tiện vũ khí hiện đại (hệ thống tên lửa, máy bay ném bom, hệ thống tàu ngầm, tàu chiến).
Thứ hai, dựa trên năng lực sản xuất các loại vũ khí trên.
Thứ ba, phải tính đến không gian lãnh thổ quốc gia.
Thứ tư, là khả năng, năng lực, tư duy của giới tinh hoa khi sử dụng bộ vũ khí này.
Ngày 17/1, Chỉ số hỏa lực toàn cầu 2024 (Global Firepower Index 2024) thường niên được công bố. Trong tổng 145 quân đội các nước được xem xét và đánh giá, Nga đứng thứ 2 trong
Cụ thể, quân đội Mỹ đứng đầu với chỉ số sức chiến đấu là 0,0699. Nga đứng vị trí thứ 2 với chỉ số 0,0702. Ở vị trí thứ 3 là Trung Quốc với 0,0706.
Nêu quan điểm với Sputnik về các tiêu chí đánh giá của Global Firepower Index 2024 vừa công bố, PGS. TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Bộ Công an Việt Nam chia sẻ và chỉ ra ví dụ:
“Thực tế, bảng xếp hạng sức mạnh quân sự nhiều quốc gia, nhiều cơ quan, nhiều tổ chức làm. Theo đó, mỗi cơ quan, mỗi tổ chức xếp hạng dựa trên tiêu chí của riêng họ. Bởi vậy, tiêu chí này không phải là tiêu chí chung của tất cả các cơ quan trên toàn thế giới. Tôi tin rằng, nếu Australia xếp hạng, sẽ hoàn toàn khác”.
Ở đây, khi xét đến sức mạnh quân sự của Mỹ, chuyên gia cũng nhấn mạnh thêm rằng, không thể không nhắc đến sự hậu thuẫn của các nước đồng minh đến từ
HÀ NỘI (Sputnik) - Liên quan đến bảng xếp hạng quốc gia có quân đội mạnh nhất thế giới do Global Firepower Index (Mỹ) công bố, Sputnik đã có cuộc trao đổi với PGS. TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Bộ Công an Việt Nam để có thêm góc nhìn khách quan về các tiêu chí đánh giá quân đội của một nước.
Cũng theo bảng xếp hạng sức mạnh quân sự của Global Firepower Index 2024, Việt Nam đứng thứ 22, là quốc gia Đông Nam Á thứ hai, sau Indonesia.
Căn cứ vào số dân, tổng số GDP của Indonesia đều hơn Việt Nam. Đặc biệt, Indonesia hiện đang là thành viên của G20. Nói vậy để thấy, có thể vũ khí của Indonesia nhiều hơn, tốt hơn của Việt Nam, quân đội của họ nhiều hơn bởi họ sở hữu dân số gần 300 triệu người, tức gần gấp 3 Việt Nam,... Tuy nhiên, đó chỉ là yếu tố cần.
“Tôi cho rằng, đó là yếu tố cần thiết. Nhưng chưa đủ. Vấn đề ở đây là sử dụng vũ khí ra sao, chiến lược cho lực lượng thế nào. Theo tôi, mức độ hiện đại học thuyết quân sự, học thuyết bảo vệ Tổ quốc, học thuyết chiến tranh nhân dân, đây là yếu tố quan trọng làm nên sức mạnh của quân đội nhân dân Việt Nam”, vị chuyên gia nhấn mạnh.
Điểm mạnh của sức mạnh quân sự Việt Nam, theo Thiếu tướng đánh giá, đó là
. Bởi thực tế, học thuyết này đã được kiểm chứng trong hàng trăm năm qua, khi đối đầu và giành thắng lợi trước 3 cường quốc lớn trên thế giới.
Như đã phân tích ở trên, khi xét đến khả năng thứ tư, về năng lực, tư duy của giới tinh hoa khi sử dụng bộ vũ khí này; tức là chuyên gia hàm ý nói về truyền thống dân tộc.
“Xét về yếu tố này, Nga vượt hẳn của Mỹ và Trung Quốc khi đánh thắng Napoleon vào năm 1815. Còn về năng lực chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, có thể nói Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về khía cạnh này. Không có quốc gia nào trong khối ASEAN từng chinh chiến chống giặc ngoại xâm như Việt Nam, khi có hơn 2000 năm chống ngoại xâm với 19 cuộc quyết chiến chiến lược. Tất cả kẻ thù khi ấy đều mạnh hơn Việt Nam”, Thiếu tướng chia sẻ góc đánh giá.
Theo một báo cáo toàn cầu do Credit Suisse mới công bố, bất chấp việc cắt giảm ngân sách và thu hẹp quy mô, quân đội Mỹ vẫn được đánh giá là mạnh nhất thế giới.
Trong bảng xếp hạng này của Credit Suisse, xếp ngay sau Mỹ là Nga và Trung Quốc và đứng cuối bảng xếp hạng là Canada.
Credit Suisse thừa nhận những khó khăn trong việc so sánh sức mạnh quân sự của các nước. Để lập ra bảng danh sách này, Credit Suisse đã dựa trên 6 tiêu chí gồm: Số lượng quân chính quy (chiếm 5% tổng số điểm), xe tăng (10%), máy bay trực thăng chiến đấu (15%), số lượng máy bay (20%), số tàu sân bay (25%) và số tàu ngầm (25%).
Việc xếp hạng này của Credit Suise mới chỉ đơn thuần dựa trên việc xác định về số lượng chứ chưa tính đến chất lượng thực tế của các loại vũ khí cũng như công tác đào tạo, huấn luyên quân đội của các nước. Chính vì vậy vị trí của các quốc gia trong bảng xếp hạng này có thể là một sự bất ngờ.
Dưới đây là bảng xếp hàng 20 lực lượng quân đội hùng mạnh nhất thế giới của Credit Suisse (xếp theo thứ tự từ dưới cùng trở lên):
- Ngân sách quốc phòng: 15,7 tỷ USD
- Số quân nhân chính quy: 92.000
Canada đứng cuối cùng bảng xếp hạng vì có lượng quân chính quy nhỏ nhất. Nước này cũng thiếu tàu sân bay và trực thăng chiến đấu, đồng thời có ít xe tăng và tàu ngầm.
Tuy vậy, Canada vẫn tham gia vào các hoạt động quân sự cùng với Mỹ ở Afghanistan và Iraq. Nước này cũng là một thành viên của liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Canada cũng là một đối tác trong chương trình phát triển chiến đấu cơ F-35 của Mỹ, dù nước này có thể sẽ không mua F-35.
- Ngân sách quốc phòng: 6,9 tỷ USD
- Số quân nhân chính quy: 476.000
Quân đội Indonesia được xếp trên Canada vì có số quân chính quy nhiều hơn cũng như có nhiều xe tăng hơn. Tuy nhiên quân đội Indonesia cũng thiếu tàu sân bay và sở hữu ít máy bay và tàu ngầm.
- Ngân sách quốc phòng: 40,2 tỷ USD
- Số quân nhân chính quy: 179.046
Quân đội Đức đứng ở vị trí thấp trong bảng xếp hạng của Credit Suisse do thiếu những nền tảng phản ánh sức mạnh của nước này - theo cách xếp hạng của Credit Suisse. Đức không có một chiếc tàu sân bay nào cũng như sở hữu số lượng tàu ngầm khiêm tốn.
Tuy vậy, Đức hiện có một số lượng đáng kể trực thăng chiến đấu. Trong thời gian gần đây, nước này cũng đang xem xét việc hỗ trợ quân sự cho các thành viên NATO ở Đông Âu.
- Ngân sách quốc phòng: 9,4 tỷ USD
- Số quân nhân chính quy: 120.000
Ba Lan được Credit Suisse xếp trên Đức trong bảng xếp hạng bởi nước này có nhiều xe tăng và cũng có nhiều tàu ngầm hơn. Trong thời gian qua, Ba Lan đã tăng đáng kể chi tiêu quốc phòng nhằm đối phó với Nga sau khi nước này sáp nhập bán đảo Crimea và cuộc khủng hoảng tại Ukraine vẫn đang tiếp diễn.
- Ngân sách quốc phòng: 5,39 tỷ USD
- Số quân nhân chính quy: 306.000
Quân đội Thái Lan được Credit Suisse đánh giá khá cao bởi nước này có số quân chính quy khá lớn, sở hữu nhiều xe tăng và nước này cũng có 1 tàu sân bay.
- Ngân sách quốc phòng: 26,1 tỷ USD
- Số quân nhân chính quy: 58.000
Quy mô của quân đội Australia là tương đối nhỏ. Nước này được xếp vào phần cuối của bảng xếp hạng vì số quân chính quy ít, chỉ có vài chục chiếc xe tăng cũng như không có nhiều chiến đấu cơ.
Tuy nhiên Credit Suisse xếp Australia cao hơn một số nước khác bởi nước này có nhiều trực thăng chiến đấu và tàu ngầm hơn.
- Ngân sách quốc phòng: 17 tỷ USD
- Số quân nhân chính quy: 160.000
Xet về quy mô, quân đội Israel không phải là lớn. Tuy nhiên với quy định bắt buộc về nghĩa vụ quân sự, phần lớn dân số Israel sẵn sàng có thể tham gia quân đội. Nằm ở khu vực Trung Đông nhiều bất ổn, quân đội Israel hiện sở hữu số lượng lớn xe tăng, chiến đấu cơ và trực thăng chiến đấu.
Israel cũng có lợi thế về chất lượng quân đội khi sở hữu các chiến đấu cơ hiện đại, các máy bay không người lái trang bị công nghệ cao và vũ khí hạt nhân.
- Ngân sách quốc phòng: 10,7 tỷ USD
- Số quân nhân chính quy: 290.000
Đài Loan tập trung phát triển quân đội trong kế hoạch phòng thủ của mình. Vùng lãnh thổ này sở hữu số lượng trực thăng chiến đấu nhiều thứ 5 trong danh sách của Credit Suisse.
Ngoài ra quân đội Đài Loan cũng có khá nhiều chiến đấu cơ và xe tăng.
- Ngân sách quốc phòng: 4,4 tỷ USD
- Số quân nhân chính quy: 468.500
Quân đội Ai Cập là một trong những lực lượng vũ trang lâu đời và lớn nhất ở Trung Đông. Nước này nhận được sự hỗ trợ tài chính đáng kể từ Mỹ và cũng là quốc gia có số lượng xe tăng lớn thứ 5 trên thế giới.
Ai Cập hiện có hơn 1.000 xe tăng M1A1 Abrams do Mỹ sản xuất. Rất nhiều trong số này vẫn được lưu trữ trong kho và chưa từng được sử dụng. Ngoài ra, Ai Cập cũng có lực lượng không quân tương đối lớn.
- Ngân sách quốc phòng: 7 tỷ USD
- Số quân nhân chính quy: 617.500
Quân đội Pakistan là một trong những lực lượng quân sự lớn nhất trên thế giới xét về số quân chính quy. Credit Suisse cũng cho rằng nước này có số lượng xe tăng, chiến đấu cơ và trực thăng tấn công khá lớn.
Ngoài ra, Pakistan được cho là quốc gia đang phát triển vũ khí hạt nhân với tốc độ nhanh và trong vòng 1 thấp kỷ tới, Pakistan sẽ là nước sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn thứ 3 trên thế giới.
- Ngân sách quốc phòng: 18,2 tỷ USD
- Số quân nhân chính quy: 410.500
Lực lượng vũ trang của Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những lực lượng lớn nhất ở phía đông Địa Trung Hải. Mặc dù không sở hữu một chiếc tàu sân bay nào nhưng số lượng tàu ngầm của Thổ Nhĩ Kỳ chỉ đứng sau 5 quốc gia khác trong bảng xếp hạng của Credit Suisse.
Ngoài ra, nước này cũng gây ấn tượng với số lượng xe tăng rất lớn cùng nhiều chiến đấu cơ và trực thăng tấn công.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một thành viên trong chương trình phát triển chiến đấu cơ F-35 của Mỹ.
- Ngân sách quốc phòng: 60,5 tỷ USD
- Số quân nhân chính quy: 146.980
Mặc dù Anh đang có kể hoạch cắt giảm khoảng 20% quân số trong giai đoạn 2010-2018, tuy nhiên đây vẫn là một quốc gia thể hiện được sức mạnh quân sự đáng gờm trên thế giới.
Hiện hải quân Hoàng gia đang có kế hoạch đưa vào vận hành tàu sân bay HMS Queen Elizabeth vào năm 2020. Hàng không mẫu hạm này có thể mang theo 40 chiến đấu cơ F-35B và có khả năng tác chiến trên toàn cầu.
- Ngân sách quốc phòng: 34 tỷ USD
- Số quân nhân chính quy: 320.000
Quân đội Italy được xếp ở vị trí cao trong bảng xếp hạng của Credit Suisse do nước này đang sở hữu 2 tàu sân bay.
Ngoài ra, Italy cũng có hạm đội tàu ngầm và số lượng trực thăng chiến đấu tương đối lớn, góp phần đáng kể trong việc nâng cao vị trí của Italy trong bảng xếp hạng.
- Ngân sách quốc phòng: 62,3 tỷ USD
- Số quân nhân chính quy: 624.465
Đối mặt với những nguy cơ từ CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc được cho là không có sự lựa cho nào khác là phát triển lực lượng quân đội mạnh.
Hàn Quốc có khá nhiều tàu ngầm, trực thăng tấn công và số lượng quân chính quy khá lớn. Ngoài ra nước này cũng có rất nhiều xe tăng và lực lượng không quân Hàn Quốc đứng thứ 6 trên thế giới.
- Ngân sách quốc phòng: 62,3 tỷ USD
- Số quân nhân chính quy: 202,761
Xét về quy mô, quân đội Pháp là tương đối nhỏ, tuy nhiên đây là lực lượng được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp.
Pháp hiện có 1 tàu sân bay đang hoạt động là Charles de Gaulle. Nước này cũng thường xuyên triển khai quân đội trên khắp châu Phi nhằm giúp ổn định tình hình chính trị tại các quốc gia này và chiến đấu chống lại chủ nghĩa cực đoan.
- Ngân sách quốc phòng: 50 tỷ USD
- Số quân nhân chính quy: 1.325.000
Ấn Độ là một trong những cường quốc quân sự lớn nhất trên thế giới. Nước này có lực lượng quân nhân chính quy chỉ đứng sau Trung Quốc và Mỹ. Ấn Độ cũng sở hữu số lượng xe tăng và máy bay “khủng” chỉ thua Mỹ, Trung Quốc và Nga.
Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng đang tiếp cận và phát triển các loại vũ khí hạt nhân. Theo dự báo tới năm 2020, Ấn Độ sẽ là nước xếp thứ 4 thế giới về mức chi tiêu quốc phòng.
- Ngân sách quốc phòng: 41,6 tỉ USD
- Số quân nhân chính quy: 247.173
Cũng giống như Pháp, xét về quy mô quân đội Nhật Bản tương đối nhỏ. Tuy nhiên, quân đội nước này lại được trang bị cực kỳ tốt.
Theo Credit Suisse, Nhật Bản có hạm đội tàu ngầm lớn thứ 4 trong danh sách. Nhật Bản hiện cũng sở hữu 4 tàu sân bay, mặc dù đó chỉ là các tàu sân bay chở trực thăng.
Ngoài ra, Nhật Bản cũng có có số lượng trực thăng tấn công lớn thứ 4 sau Trung Quốc, Nga và Mỹ.
- Ngân sách quốc phòng: 216 tỉ USD
- Số quân nhân chính quy: 2.333.000
Trong vài thập kỷ qua, quân đội Trung Quốc đã có sự phát triển nhanh chóng cả về quy mô và năng lực. Xét về quy mô, Trung Quốc hiện có đội quân lớn nhất thế giới với hơn 2 triệu binh sĩ. Nước này cũng có số lượng xe tăng chỉ xếp sau Nga và hạm đội tàu ngầm chỉ đứng sau Mỹ.
Trung Quốc cũng đã có những bước tiến nhanh chóng trong việc hiện đại hóa quân đội và hiện đang tiến hành phát triển công nghệ quân sự, bao gồm công nghệ tên lửa đạn đạo và máy bay thế hệ thứ 5.
- Ngân sách quốc phòng: 84,5 tỷ USD
- Số quân nhân chính quy: 766.055
Việc các lực lượng vũ trang Nga có sức mạnh quân sự xếp thứ hai thế giới là không thể bàn cãi. Quân đội Nga hiện có số lượng xe tăng lớn nhất thế giới, số lượng máy bay chỉ xếp sau Mỹ và hạm đội tàu ngầm đứng thứ 3 sau Mỹ và Trung Quốc.
Chi tiêu quân sự của điện Kremlin đã tăng gần 1/3 kể từ năm 2008 và dự kiến sẽ tăng hơn 44% trong vòng 3 năm tới. Nga cũng đã chứng minh sức mạnh quân sự của mình qua việc triển khai chiến dịch không kích tại Syria thời gian vừa qua.
- Ngân sách quốc phòng: 601 tỷ USD
- Số quân nhân chính quy: 1.400.000
- Tổng số máy bay: 13.892 chiếc
Mặc dù đang bị cắt giảm chi tiêu, nhưng với 601 tỷ USD ngân sách quốc phòng, Mỹ vẫn là quốc gia có mức chi tiêu quốc phòng bằng 9 nước tiếp theo cộng lại.
Lợi thế quân sự truyền thống lớn nhất của Mỹ là hạm đội gồm 10 tàu sân bay. Con số này nhiều hơn đáng kể so với Ấn Độ, quốc gia sở hữu số lượng tàu sân bay đứng thứ 2 sau Mỹ hiện đang đóng chiếc tàu thứ 3 của mình.
Ngoài ra, Mỹ sở hữu số lượng máy bay chiến đấu lớn nhất thế giới và các công nghệ tối tân như súng điện từ cùng với lượng binh sĩ đông đảo và tinh nhuệ. Đó là còn chưa tính đến kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới mà Mỹ đang sở hữu./.