Thánh Lễ Thanksgiving

Thánh Lễ Thanksgiving

Thánh lễ là phụng vụ thờ phượng Thiên Chúa được thực hiện trong nhiều dạng của Kitô giáo Tây phương. Thánh lễ (lễ misa) là thuật ngữ dùng chủ yếu trong Giáo hội Công giáo Rôma[1], Anh giáo[2], Giáo hội Luther[3], Phong trào Giám Lý[4][5], Chính thống giáo kiểu Tây phương và Giáo hội Công giáo Cổ. Chính thống giáo Đông phương gọi Thánh lễ là phụng vụ Thánh (divide liturgy).

Thánh lễ là phụng vụ thờ phượng Thiên Chúa được thực hiện trong nhiều dạng của Kitô giáo Tây phương. Thánh lễ (lễ misa) là thuật ngữ dùng chủ yếu trong Giáo hội Công giáo Rôma[1], Anh giáo[2], Giáo hội Luther[3], Phong trào Giám Lý[4][5], Chính thống giáo kiểu Tây phương và Giáo hội Công giáo Cổ. Chính thống giáo Đông phương gọi Thánh lễ là phụng vụ Thánh (divide liturgy).

“Thà chết vinh còn hơn sống nhục”

(Suy niệm của Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền)

Từ ngày tổ tông loài người thoả hiệp với ma qủy quay lưng lại với Thiên Chúa, ma qủy thường dùng chiêu thức này để kiếm thêm đồng minh chống lại Thiên Chúa. Trong vườn địa đàng nó đã nói cùng Adam – Eva: “cứ ăn đi ngươi sẽ bằng Thiên Chúa”. Ông bà đã ăn. Ông bà đã bắt tay cùng satan để chống lại Thiên Chúa. Con cháu Adam từ đời này đến đời nọ vẫn còn vô số người vì sự an nhàn bản thân, vì mong tìm kiếm lợi lộc, tìm hư danh trần thế, họ vẫn bằng lòng quay lưng lại với Thiên Chúa để làm tôi cho ma qủy, để tận hưởng khoái lạc mau qua trần gian.

Và cũng từ ngày Con Thiên Chúa từ chối thoả hiệp với sa tan, các môn đệ của Chúa trải qua bao thời đại vẫn còn đó những tấm gương quả cảm, anh dũng can trường từ chối thoả hiệp với sa tan. Họ thà nghèo đói để được bình an tâm hồn hơn là kiếm tiền bằng việc phi nhân thất đức mà lòng chẳng chút bình an. Họ chấp nhận vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời vua chúa trần gian, cho dù phải tù đầy, gian truân khốn khó. Họ chấp nhận đánh mất mùa xuân hạn hẹp trần gian để đổi lấy mùa xuân bất diệt thiên đàng.

Hôm nay chúng ta mừng kính 117 thánh tử đạo Việt Nam, là con số tượng trưng cho hơn 130 ngàn vị tiền nhân đã chết trong các đợt cấm đạo tại Việt Nam từ cuối thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 19. Họ đã chết không phải vì chống lại triều đình. Họ đã chết không phải vì lỗi công bình bác ái với tha nhân. Họ đã chết vì không chịu thoả hiệp với thế gian. Giữa sự sống và sự chết chỉ cách nhau một lằn ranh. Lằn ranh đó chính là cây thập giá. Bước qua thì được thoát khỏi cực hình trần gian. Bước qua thì được trở về với vợ con, với xóm làng, với chức tước vua ban và bổng lột trần gian, nhưng các thánh tử đạo Việt Nam đã không vì thế mà chối Chúa, bỏ đạo. Không thể vì ham sống sợ chết mà phải chà đạp lên thập giá là bỏ cơ hội sống đời đời để đổi lấy cuộc sống lây lất tạm thời trần gian. Các ngài thà chịu đòn roi, thà chịu án tử hình để trung kiên theo Chúa, để lãnh phúc triều thiên vinh quang bất diệt trên quê trời còn hơn là làm tôi mọi cho ma qủy. Như trường hợp ông đội Bường đã thẳng thắn trả lời với quan quân: “Bên đạo chúng tôi ai chết trẻ là đi đường tắt, ai chết già là đi đường trường. Song đàng nào cũng tới quê thật là nước thiên đàng vậy”. Thế nên, thánh nhân đã khuyên nhủ các đồng đạo rằng: “Chúng ta hãy vui lòng chịu mọi sự khốn khó để giữ nghĩa cùng Chúa cho đến khi nào thánh ý Chúa định thể khác. Nếu quan có hành hạ thì hãy can đảm chịu đựng. Hễ xác chết rồi thì hồn chúng ta bay thẳng về trời, không sợ gì roi đòn. Chịu sự khó như vậy là vác thánh giá theo Chúa Giêsu. Nếu có đau đớn quá thì hãy xin #ức Mẹ phù trợ cho được bền lòng đến cùng”.

Đọc lại tiểu sử các thánh tử đạo Việt nam chúng ta thấy có vô số lời dụ dỗ thật ngọt ngào. Tại Hà Tĩnh, các quan cho gọi những người đứng đầu các họ đạo Công Giáo đến và vẽ hình chữ thập xuống đất rồi bảo họ: “Chúng tôi chẳng muốn bắt ép quí vị điều gì trái nghịch với đạo. Chúng tôi biết đây không phải là thánh giá mà quí vị tôn thờ. Vậy hãy bước qua để chúng tôi có thể trình lại với vua là chúng tôi đã thi hành lệnh, nếu không chúng tôi mắc lỗi trước mặt vua”. Riêng tại Nghệ An, ông quan tỉnh đã nói với người công giáo: “Các ông thật dại dột để mình phải khổ sở. Làm sao chống lại được với lệnh vua? Đạo ở trong lòng chứ đâu có ở bên ngoài. Tạm chối đi, rồi hai ba tháng sau theo trở lại. Hãy xem thánh Phêrô đã chối đạo ba lần mà vẫn còn được cất nhắc lên cao”.

Song le, có nhiều phản ứng khác nhau.Có kẻ giả vờ bước qua để sống an nhàn. Có kẻ đã thản nhiên bước qua vì gia đình và dòng họ còn cần đến mình. Nhưng vẫn còn đó nhiều người không chịu bước qua dù chỉ là giả vờ, dù chỉ là tạm thời bỏ đạo rồi khi sóng gió đi qua lại quay lại với Thiên Chúa. Họ đã vui lòng đón nhận mọi khốn khó để nói lên lòng trung thành với đức tin vào Chúa.

Riêng cha Anrê Dũng Lạc, dù rằng quan quân mở lối thoát bằng việc cho giáo dân đem tiền chuộc Ngài nhưng ngài vẫn cương quyết chối từ. Các giáo dân đã tới trại giam khuyên nhủ cha rằng: “Thưa cha, cha chịu chết thì một mình cha lên thiên đàng, mà nếu cha còn ở lại thì bổn đạo chúng con được nhờ, vậy xin cha nghĩ lại”. Nhưng cha Lạc đã cấm họ đem tiền chuộc, cha nói: “Tôi bị bắt lần này là lần thứ ba, thì đó đúng là thánh ý Chúa định cho tôi như vậy, anh chị em đừng mất tiền chuộc tôi làm gì. Tôi cũng như Thánh Phêrô, khi phải bắt lần trước được giáo dân cầu nguyện cho và được về, lần thứ hai giáo dân cũng lo liệu cho được thoát khỏi, nhưng ý Chúa đã định cho tôi phải chết vì Người như thánh Phêrô, thì xin anh em đừng chuộc tôi nữa”.

Là con cháu các thánh tử đạo Việt Nam, chúng ta luôn tự hào vì có các vị tiền nhân đã quả cảm để sống niềm tin, nhưng liệu rằng chúng ta hôm nay còn mấy ai dám khước từ những thoả hiệp trần gian để trung kiên với đức tin của cha ông để lại? Vẫn còn đó những con người vì chút bổng lộc trần gian đã bỏ đạo, đã chống đối đạo. Vẫn còn đó những con người vì miếng cơm manh áo, vì tương lai của con cái đã chẳng giữ đạo hay theo đạo một cách hời hợt. Có cũng như không. Vẫn còn đó những con người vì tiền mà bán mình, bán con để kiếm đồng đola bất chính. Họ thà rằng lỗi luật Chúa còn hơn là bỏ lỡ cơ hội lấy tiền, lấy bạc. Họ thà rằng mắt mặt với bà con xóm làng còn hơn là mất túi ba gang mà “quạ đen ban tặng”. Vẫn còn đó những con người bỏ Chúa chứ không bỏ tiền, bỏ Chúa chứ không bỏ tình, bỏ giáo hội chứ không bỏ danh vọng trần gian.

Lạy các thánh Tử Đạo Việt Nam là cha ông của chúng con, xưa các ngài đã dùng máu đào để bảo vệ đức tin xin gìn giữ chúng con luôn trung kiên theo Chúa, dám khước từ danh lợi thú trần gian để nên chứng nhân cho Nước Trời trong cuộc sống hôm nay.

Người Công giáo Việt Nam thường coi mình là kẻ có đạo và được tiếng là những kẻ giữ đạo rất nhiệt thành và sốt sắng. Nhưng có lẽ phần đông chúng ta chưa xác tín rằng: cách giữ đạo tốt nhất là cho người khác cái đạo của mình, như Chúa Giêsu đã nói: Cố giữ thì mất, liều mất thì còn.

Các thánh Tử đạo Việt Nam là những người đã sống theo chân lý đó. Các ngài không phải chỉ là những người có đức tin, những người giữ vững đức tin đến cùng, mà còn là những người đã cho kẻ khác niềm tin của mình.

Không có việc trao tặng niềm tin ấy qua việc hy sinh mạng sống của các ngài thì có lẽ sẽ chẳng có Giáo Hội Việt Nam hôm nay. Tuy nhiên, có nhiều cách cho đi niềm tin và cách thông thường nhất là chia sẻ bằng lời rao giảng hay bằng những phương tiện truyền giáo.

Cũng có một cách khác, tuy âm thầm nhưng hiệu quả cũng không kém, đó là bằng cách sống niềm tin một cách chân thực. Nhưng cách cuối cùng mà các thánh Tử đạo Việt Nam đã thực hiện là cho chính sự sống của mình. Trong sự sống được trao tặng đó có hạt giống của đức tin, tựa hạt của một trái chín, hay như hạt thóc của một bông lúa đã được gặt hái. Đó là một cách cho trọn vẹn nhất, một cách cho tuyệt đối nhất, bởi vì không ai có thể đòi lại mạng sống của mình một khi đã dâng hiến.

Hơn thế nữa, trong những cách thế cho khác, người ta có thể tìm lại được mình trong chính sự dâng hiến. Thật vậy, kẻ rao giảng Tin mừng có thể gặt hái được thành quả công cuộc rao giảng và hưởng niềm vui về thành quả đó. Cũng vậy, một người sống đạo cách chân thực, gương mẫu, có thể được mọi người kính phục và yêu mến. Còn người cho niềm tin trong cái chết thì không còn để được hưởng những lời ca tụng tán dương.

Khi đọc truyện các thánh Tử đạo Việt Nam chúng ta thấy phần đông các ngài không phải lúc nào cũng muốn chết. Trái lại, nhiều vị đã tìm cách trốn tránh, không phải vì sợ chết, nhưng vì muốn tiếp tục sống vì người khác và cho người khác, hoặc cũng có khi vì lòng khiêm tốn, nghĩ mình không xứng đáng được phúc tử đạo. Các ngài đã chấp nhận dâng hiến đời mình, chứ không tự mình tìm đến cái chết.

Đối với chúng ta ngày nay, ngoài một vài trường hợp đặc biệt như ở Algérie hay tại một vài nước Hồi giáo cực đoan, nơi các tôn giáo ngoài Hồi giáo có thể bị bách hại, còn khắp nơi trên thế giới hầu như không còn có chế độ nào được coi như cấm đạo thực sự kiểu Nêrô hay Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.

Nhưng nếu hiểu đạo theo nghĩa rộng, thì vẫn còn có nhiều người tử đạo. Đó là những người dám chết cho công lý, cho hòa bình. Nói chung là chết vì chính đạo, chết cho con người, nhất là những người nghèo khổ hay bị áp bức. Đức Kitô cũng đã chết cho cái chính đạo ấy chứ không phải chết vì đạo của người Do Thái, lại càng không chết vì đạo của mấy ông tư tế và Biệt phái, bởi vì chính những người này đã chủ mưu giết Ngài vì thấy rằng Ngài là mối đe dọa cho tôn giáo của họ.

Ngày nay, khi Giáo Hội Công giáo chuẩn bị hồ sơ phong chân phước cho Savonarole, một linh mục dòng Đaminh ở Florence, thì điều đó chứng tỏ rằng cả những người trước đây bị giáo quyền kết án, cũng chính là những vị tử đạo, bởi vì họ đã sống theo chân lý và hy sinh tính mạng để bảo vệ cho chân lý, cho chính đạo.

Dân chúng Ấn Độ đã tặng cho ông Gandhi danh hiệu là thánh, không phải ông đã chết vì Ấn độ giáo hay bất kỳ tôn giáo nào, mà chết vì đấu tranh cho hòa bình, hòa hợp và hòa giải giữa hai cộng đồng Ấn độ giáo và Hồi giáo. Và mục sư Martin Luther King cũng thật xứng đáng danh hiệu một vị thánh vì đã chết để bênh vực quyền tự do và bình đẳng của người da đen… trên đất nước được mệnh danh là dân chủ và tự do nhất thế giới, nhưng thực ra chỉ là tự do và dân chủ cho người da trắng mà thôi.

Đức Tổng giám mục Rômêrô bên El Salvador đã bị chính những người lính Công giáo bắn chết đang khi dâng thánh lễ, ngài bị giết không phải vì là người có đạo hay là vì giám mục, mà vì đã can đảm ủng hộ chính nghĩa của dân nghèo. Người ta hy vọng ngày gần đây, ngài sẽ được tôn phong lên hàng thánh tử đạo.

Như vậy, tử đạo là dám sống và dám chết cho một lý tưởng của Tin mừng. Thế nhưng liệu chúng ta có dám sống và dám chết như vậy hay không?

(Suy niệm của Lm. Giacôbê Phạm Văn Phượng, OP)

Hôm nay Giáo Hội cho phép chúng ta mừng kính chung toàn thể Các Thánh Tử Đạo Việt nam. Đây thực là một ngày giỗ tổ làm cho mọi tâm hồn con dân đất Việt phấn khởi vui mừng. Chúng ta đều biết từ khi đạo Chúa chính thức bắt rễ vào đất nước chúng ta cho đến cuối thế kỷ XIX, nghĩa là từ khoảng năm 1638 đến năm 1886, gần 300 năm. lịch sử Giáo Hội Việt Nam là cả một cuộc tử đạo kéo dài gần như liên tực năm này qua năm khác, không mấy khi ngừng, mà nếu có ngừng thì chỉ là tạm ngừng để chuẩn bị tiến sang một giai đoạn chịu bách hại khác dữ dội hơn và đẫm máu hơn.

Trong suốt ba thế kỷ bị bách hại, tính ra có trên 130 ngàn anh hùng tử đạo, và như thế nước Việt nam chúng ta, tuy nhỏ hẹp và nghèo khổ nhưng rất hào hùng. Nước nhỏ hẹp nhưng danh tiếng vang lừng quốc tế. Chúng ta đã đóng góp cho gia sản của Giáo Hội một sự nghiệp đức tin to lớn. Tuy nhiên, trong số đó mới chỉ có 117 vị được phong chân phước. Và ngày 19-6-1988, cả 117 vị này đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II suy tôn hiển thánh để cho toàn thể thế giới tôn kính và noi gương anh dũng của các ngài. Đồng thời để cho chúng ta, những người Công Giáo Việt Nam, là con cháu các ngài, biết nối gót cha ông, dù sống trong hoàn cảnh nào cũng luôn trung thành với Chúa, với Giáo Hội, với Tin mừng giữa lòng dân tộc.

Các vị tử đạo cũng là những con người mang thân xác dòn mỏng như chúng ta, cũng biết rung cảm, cũng biết ham sống sợ chết như chúng ta. Nhưng giờ phút hy sinh đến, các ngài sẵn sàng tiến lên dâng hiến cuộc đời cho Thiên Chúa. Do đó cái chết của các ngài có một ý hướng nhất định: các ngài là những nhân chứng cho đạo Chúa. Đúng thế, danh từ “tử đạo” có nghĩa là kẻ làm chứng, và dùng đau khổ, tử hình để bảo đảm cho lời chứng. Mỗi vị tử đạo chết bằng nhiều hình khổ khác nhau, nhưng tất cả các ngài đều hiên ngang dùng lời nói và mạng sống mình để giảng đạo, bênh vực chân lý và tuyên xưng đức tin. Tóm lại, tất cả các ngài đều là những nhân chứng bằng chính đời sống của mình. Và cái chết của các ngài là một câu trả lời hùng hồn, quyết liệt cho những ai còn nghi ngờ tôn giáo của các ngài.

Người ta thường nói: “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “uống nước nhớ nguồn”. Chúng ta là con cháu các vị tử đạo, chúng ta được thừa hưởng một di sản đức tin phong phú, được chiêm ngưỡng một Giáo Hội phát triển tốt đẹp như ngày nay, chúng ta không thể quên đó là kết quả của những giòng máu cha ông đã đổ ra. Bởi vậy, chúng ta phải tưởng niệm đến công lao to lớn của tiền nhân mà đáp đền cho xứng đáng và ra công phát huy di sản quý báu cha ông đã để lại. Nhưng nếu chỉ có những cảm tình hân hoan phấn khởi và biết ơn mà thôi thì chưa đủ, chúng ta còn phải chú ý lắng nghe tiếng gọi tha thiết của giòng máu tử đạo và khám phá ra những bài học cao quý để áp dụng vào đời sống. Vậy máu tử đạo nói gì với chúng ta?

Trước hết, máu tử đạo nói lên niềm tin mãnh liệt, sâu xa và lòng trung thành sắt son của cha ông đối với đạo thánh Chúa. Đức tin đã thấm nhập và đâm rễ sâu vào tâm hồn các ngài đến nỗi không một sức mạnh trần gian nào có thể lay chuyển được. Đối với các vị tử đạo, đức tin là một cái gì cao quý vô cùng, phải bảo vệ bằng mọi giá. Dầu bị đe dọa, tra tấn với muôn khổ hình dã man ghê rợn, dầu phải đổ đến giọt máu cuối cùng, các ngài cũng cam chịu, miễn sao bảo tồn được đức tin nguyên vẹn.

Đàng khác, được hấp thụ tinh thần Nho giáo, các ngài đặt chữ “trung” lên trên hết. Không những trung thành với vua chúa trần gian, với quê hương tổ quốc, mà nhất là trung thành với vua trên các vua, chúa trên các chúa, trung thành với quê hương tổ quốc siêu nhiên là Giáo Hội. Đó là tấm gương sán lạn cha ông để lại cho chúng ta.

Thứ hai, máu tử đạo cũng nói lên đức hy sinh can đảm phi thường của tiền nhân. Người ta ai mà không sợ đau khổ, ai mà không tham danh tranh lợi, ham sống sợ chết. Nhưng với ơn Chúa, các vị tử đạo đã thắng vượt mọi trở lực, dầu khó khăn đến đâu, để duy trì đức tin. Ai kể được những khổ hình dã man các ngài đã phải chịu: kìm kẹp, xiềng xích, voi giày, thiêu sinh, trầm hà, trảm quyết, lăng trì, bá đao…Nhưng các ngài can đảm chịu đựng, các ngài đã thắng tất cả: thắng vũ lực, thắng quyền bính vua chúa trần gian, thắng ma quỷ, và thắng chính mình.

Các vị tử đạo đã chết để nêu cao lòng hiếu trung. Các ngài đã từ bỏ tất cả, nhận lấy cái chết, không chút oán giận những kẻ giết mình. Các ngài đã hy sinh đời sống để theo một tôn giáo, minh chứng cho mọi người biết tôn giáo đó là từ trời ban xuống và đạo Chúa Ki-tô là đạo thật. Các ngài chết nhưng luôn sống trong ký ức chúng ta. Các ngài là những hạt giống tốt đã được gieo để đem lại hoa trái phong phú cho chúng ta. Chúng ta đang thừa hưởng gia sản của các ngài, chúng ta hãy sống tốt đẹp, xứng đáng với những hy sinh của các ngài.

Chúng ta hãy nhớ rằng: tử đạo là một ân huệ đặc biệt Chúa ban cho ai tùy ý Ngài muốn, nhưng nỗ lực làm chứng cho Chúa thì không dành riêng cho ai cả. là Ki-tô hữu là có nhiệm vụ làm chứng: làm chứng bằng lời nói, bằng hành động và bằng cả cuộc đời cụ thể của mình. Nói rõ hơn, cách làm chứng tốt nhất cho Chúa, cho đạo là sống bác ái yêu thương. Chúng ta cần phải thuyết phục những người chưa có đạo, những người không hiểu về chính nghĩa của đạo chúng ta bằng cách sống trọn vẹn, quyết liệt, dứt khoát tinh thần bác ái yêu thương đối với nhau và đối với những người chung quanh.

CHÚA THÁNH THẦN SẼ SOI SÁNG CHO BIẾT PHẢI NÓI GÌ

Qua những lời Chúa Giêsu loan báo cho các môn đệ về những bách hại gặp phải và thái độ phải có khi đối diện với những bách hại này. “Đừng lo sợ phải nói gì và nói thế nào, vì Chúa Thánh Thần sẽ soi sáng cho biết phải nói gì”. Sự bách hại là số phận không thể tránh được của người đồ đệ, bởi vì nếp sống và sứ điệp của người đồ đệ của Chúa phơi bày những tật xấu của thế gian.

Tác giả Phúc Âm theo thánh Gioan viết rõ ra lý do của sự thù nghịch giữa thế gian và người đồ đệ như sau:

“Nếu thế gian ghét các con, các con nên nhận biết rằng thế gian đã ghét Thầy trước các con. Nếu các con thuộc về thế gian thì thế gian sẽ yêu những gì thuộc về nó, nhưng vì các con không thuộc về thế gian và vì Thầy đã chọn các con và tách các con ra khỏi thế gian, nên thế gian ghét các con. Các con hãy nhớ lời Thầy dạy bảo: “Tôi tớ không trọng hơn chủ”. Nếu họ đã bắt bớ Thầy, chắc chắn họ sẽ bắt bớ các con”.

Người đồ đệ được đồng hóa với Chúa Giêsu và chia sẻ số phận của Ngài, nhưng người đồ đệ cảm thấy mình như là yếu đuối, không sức mạnh để tự mình chống lại những bách hại. Sự yếu hèn của môn đệ là sức mạnh của Thiên Chúa. Vì biết mình yếu đuối, người đồ đệ hết lòng tin tưởng vào Chúa, sống gắn bó với Người.

Phúc Âm theo thánh Mátthêu đã được viết ra sau cuộc bách hại đầu tiên mà cộng đoàn Giáo Hội đầu tiên đã trải qua, như cuộc bách hại và tử đạo của thầy Stephano tại Giêrusalem. Các tông đồ cũng đã từng bị tù rồi chịu chết vì đạo. Phản ứng tự nhiên của con người trước những khó khăn, những bách hại là lo sợ. Và Chúa Giêsu tiếp tục khuyên các tông đồ hãy can đảm làm chứng cho Ngài. Người đồ đệ của Chúa cần sẵn sàng cho mọi nghịch cảnh xảy ra.

Trong đoạn Phúc Âm chúng ta đọc trên đây, chúng ta có thể ghi nhận là Chúa Giêsu đã kêu gọi “đừng sợ” đến ba lần:

– “Các con đừng sợ những kẻ vu oan vì không có gì ẩn khuất mà không bị lộ, vì sự thật luôn là sự thật”.

Trung thành với sự thật đôi khi làm ta phải trả một giá rất đắt và có khi phải trả cả bằng chính mạng sống mình.

– Lần thứ hai Chúa Giêsu nhắc: “Các con đừng sợ và đừng sợ những kẻ có thể làm hại thân xác, làm thiệt thòi cho phần vật chất, nhưng không thể nào giết được linh hồn”.

Lý do sâu xa của lòng can đảm Phúc Âm mà Chúa muốn cho các đồ đệ là quan niệm đích thực về con người, bao gồm thể xác và linh hồn. Thể xác, vật chất có thể bị thiệt thòi, nhưng linh hồn, tinh thần của con người sẽ không hề hấn gì nếu người đó vững lòng tin tưởng vào Chúa.

– Lần thứ ba Chúa Giêsu nhắc: “Các con đừng sợ vì lý do các con quí trọng hơn chim sẻ nhiều. Thiên Chúa quan phòng chăm sóc mọi sự, Ngài chăm lo cho chim sẻ ngoài đồng thì huống hồ là con người cao trọng hơn mà không được Thiên Chúa chăm sóc cho hay sao”.

Đó là ba lý do để đừng lo sợ và hãy tin tưởng vào Thiên Chúa quan phòng. Ý thức mình được Thiên Chúa yêu thương chăm sóc, người đồ đệ sẽ nhất quyết dấn thân nhiều hơn, dấn thân làm chứng cho Chúa.

“Ai nhìn nhận Thầy trước mặt mọi người, thì Thầy cũng nhìn nhận người ấy trước mặt Cha Thầy ở trên trời”. Đó là những lời dạy của Chúa Giêsu cho những đồ đệ đầu tiên ngày xưa, những vẫn luôn còn giá trị cho những đồ đệ của Chúa ngày hôm nay. Đừng sợ gian nan thử thách để theo Chúa, đó là sự can đảm của người Kitô qua mọi thời đại.

Xin giúp con mở rộng mọi cửa nẻo tâm hồn để đón nhận Chúa đến sống với chúng con, để ban sức mạnh cho chúng con. Xin vì công nghiệp các thánh Tử Đạo Việt Nam, xin Chúa ban cho mỗi người chúng con được trở thành những chứng nhân trung thành của Chúa trong mọi hoàn cảnh.