06 trường phải có giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế (Hình từ Internet)
06 trường phải có giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế (Hình từ Internet)
Cụ thể tại khoản 1 Điều 48 Nghị định 98/2021/NĐ-CP, các trường hợp phải có giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế bao gồm:
(1) Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu chỉ để phục vụ nghiên cứu khoa học, kiểm định, kiểm nghiệm, khảo nghiệm, đánh giá chất lượng hoặc đào tạo hướng dẫn việc sử dụng, hướng dẫn sửa chữa trang thiết bị y tế;
(2) Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu đáp ứng nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa;
(3) Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu để phục vụ mục đích viện trợ, viện trợ nhân đạo; quà tặng, quà biếu cho cơ sở y tế; phục vụ hội chợ, triển lãm, trưng bày hoặc giới thiệu sản phẩm;
(4) Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu để phục vụ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo;
(5) Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu để sử dụng cho mục đích chữa bệnh cá nhân bao gồm trang thiết bị y tế đặc thù cá nhân hoặc theo nhu cầu chẩn đoán đặc biệt của cơ sở y tế;
(6) Trang thiết bị y tế đã qua sử dụng:
- Nhập khẩu để phục vụ mục đích nghiên cứu, đào tạo (không thực hành trên người và không sử dụng các trang thiết bị y tế này cho mục đích chẩn đoán, điều trị);
- Tạm nhập, tái xuất để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại.
Việc quản lý xuất khẩu, nhập khẩu trang thiết bị y tế phải tuân thủ các nguyên tắc được quy định tại Điều 46 Nghị định 98/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Tổ chức, cá nhân thực hiện việc xuất khẩu, nhập khẩu trang thiết bị y tế phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu và phải chịu trách nhiệm bảo đảm chất lượng, số lượng, chủng loại, mục đích sử dụng của trang thiết bị y tế mà mình xuất khẩu, nhập khẩu.
- Trang thiết bị y tế đã có số lưu hành tại Việt Nam được xuất khẩu, nhập khẩu theo nhu cầu, không hạn chế số lượng và không phải qua Bộ Y tế phê duyệt.
- Việc cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do áp dụng đối với trang thiết bị y tế theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.
- Việc tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập hoặc chuyển khẩu, quá cảnh trang thiết bị y tế thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Việc nhập khẩu trang thiết bị y tế đã qua sử dụng thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.
DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ Y TẾ PHẢI CẤP GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU
Danh mục trang thiết bị y tế phải cấp giấy phép nhập khẩu là các loại trang thiết bị y tế thuộc phụ lục I của thông tư 30/2015/TT-BYT ngày 12/10/2015 của bộ trưởng Bộ y tế bao gồm các loại trang thiết bị tế dưới đây. Các loại trang thiết bị y tế cần phải cấp giấy phép nhập khẩu thường thuộc loại B,C,D với mức rủi ro trung bình và cao.
Đi kèm với mô tả hàng hóa là Mã HS của từng mặt hàng, căn cứ vào mã HS để lên được thuế suất nhập khẩu và Thuế giá trị gia tăng (VAT)
Hãy cùng Logistics Solution đi chi tiết các danh mục trang thiết bị y tế cần phải xin giấy phép nhập khẩu nhé.
Hướng dẫn check mã HS đơn giản: Điền mã số hoặc từ khóa liên quan tới mô tả hàng hóa vào ô tìm kiếm để có thể tra cứu nhanh mã HS của hàng hóa đó qua công cụ Tra cứu hồ sơ dưới đây. Click vào ảnh để đến với công cụ tra cứu một cách nhanh nhất
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 30/2015/TT-BYT ngày 12/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Danh mục trang thiết bị y tế cần phải cấp giấy phép nhập khẩu
Các trang thiết bị y tế không thuộc Danh mục trang thiết bị y tế phải cấp giấy phép nhập khẩu trên được nhập khẩu không cần giấy phép nhập khẩu nhưng vẫn phải bảo đảm hồ sơ để truy xuất nguồn gốc, xuất xứ, giấy phép lưu hành, phân loại và quản lý chất lượng trang thiết bị y tế theo quy định của pháp luật.
Quý doanh nghiệp đang cần nhập khẩu trang thiết bị y tế về Việt Nam, nhưng chưa biết thủ tục nhập khẩu trang thiết bị y tế thế nào, hãy liên hệ ngay với Logistics Solution để được tư vấn trọn bộ hồ sơ nhập khẩu trang thiết bị y tế mới nhất