Annex Contract Là Gì

Annex Contract Là Gì

Hợp đồng song phương (tiếng Anh: Bilateral Contract) là sự thỏa thuận giữa hai bên, trong đó mỗi bên đồng ý thực hiện thỏa thuận của mình.

Hợp đồng song phương (tiếng Anh: Bilateral Contract) là sự thỏa thuận giữa hai bên, trong đó mỗi bên đồng ý thực hiện thỏa thuận của mình.

Các lưu ý của Hợp đồng song phương

Hợp đồng song phương tạo ra nghĩa vụ đối ứng cho cả hai bên, khác biệt với hợp đồng đơn phương.

Trong hợp đồng đơn phương, một bên chỉ thực hiện nghĩa vụ của mình khi và chỉ khi bên còn lại hoàn thành nhiệm vụ được chỉ định.

Hợp đồng đơn phương thường liên quan đến bên thứ nhất chỉ thanh toán khi bên thứ hai hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Về mặt pháp lí, bên thứ hai trong hợp đồng đơn phương không phải thực sự thực hiện nhiệm vụ và có thể không bị phát hiện là vi phạm hợp đồng vì không thực hiện. Nhưng nếu đó là hợp đồng song phương, cả hai bên sẽ phải thực hiện nghĩa vụ pháp lí.

Khi xác định liệu một hợp đồng là đơn phương hay song phương, tòa án thường sẽ xem xét liệu mỗi bên có đưa ra giá trị của một điều gì đó cụ thể hay không, nếu có thì đó là hợp đồng song phương.

Hợp đồng dịch vụ logistics (tiếng Anh: Logistics services contract) là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa bên làm dịch vụ logistics với khách hàng.

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dịch vụ logistics

(1) Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics

- Được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lí khác.

- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lí do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng.

- Khi xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được một phần hoặc toàn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng để xin chỉ dẫn.

- Trường hợp không có thoả thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lí. (Theo Điều 235 Luật Thương mại 2005)

(2) Quyền và nghĩa vụ của khách hàng

- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng.

- Cung cấp đầy đủ chỉ dẫn cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.

- Thông tin chi tiết, đầy đủ, chính xác và kịp thời về hàng hoá cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.

- Đóng gói, ghi kí mã hiệu hàng hoá theo hợp đồng mua bán hàng hoá, trừ trường hợp có thỏa thuận để thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics đảm nhận công việc này.

- Bồi thường thiệt hại, trả các chi phí hợp lí phát sinh cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics nếu người đó đã thực hiện đúng chỉ dẫn của mình hoặc trong trường hợp do lỗi của mình gây ra.

- Thanh toán cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics mọi khoản tiền đã đến hạn thanh toán. (Theo Điều 235 Luật Thương mại 2005)

(Tài liệu tham khảo:  Luật Thương mại 2005; Pháp luật về dịch vụ logistics, Tổ hợp giáo dục Topica)

Hợp đồng dịch vụ logistics (Logistics services contract)

Hợp đồng dịch vụ logistics trong tiếng Anh là Logistics services contract. Hợp đồng dịch vụ logistics là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa bên làm dịch vụ với khách hàng theo đó, bên làm dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện hoặc tổ chức thực hiện một hoặc một số dịch vụ liên quan đến quá trình lưu thông hàng hóa để nhận thù lao dịch vụ.

- Hợp đồng dịch vụ logistics có tính chất của hợp đồng song vụ, hợp đồng ưng thuận và có tính chất đền bù.

Nội dung của hợp đồng dịch vụ logistics bao gồm:

- Nội dung công việc mà khách hàng ủy nhiệm cho bên làm dịch vụ thực hiện.

- Các yêu cầu cụ thể đối với dịch vụ

- Thù lao dịch vụ và các chi phí liên quan đến việc thực hiện hợp đồng

- Thời gian, địa điểm thực hiện dịch vụ

- Giới hạn trách nhiệm và các trường hợp miễn trách nhiệm

- Phương thức giải quyết tranh chấp

Cách hoạt động của Hợp đồng song phương

Hợp đồng song phương là loại hợp đồng thỏa thuận ràng buộc phổ biến nhất. Mỗi bên vừa là một con nợ (bị ràng buộc bởi người khác) với giao ước của chính mình, vừa là chủ nợ (ràng buộc người khác) với giao ước của bên kia.

Hợp đồng sẽ được kí kết với mục đích giúp thỏa thuận rõ ràng và có hiệu lực pháp lí.

Thỏa thuận mua bán là một ví dụ của một hợp đồng song phương.

Một người mua xe có thể đồng ý trả cho người bán một số tiền nhất định để đổi lấy quyền sở hữu xe. Người bán đồng ý giao quyền sở hữu xe để đổi lấy một số tiền bán nhất định. Nếu một trong hai bên không hoàn thành giao ước trong hợp đồng, thì xảy ra việc vi phạm hợp đồng.

Hợp đồng kinh doanh hầu như luôn là hợp đồng song phương.

Các doanh nghiệp cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ để đổi lấy một khoản tài chính tương đương, vì vậy mà hầu hết các doanh nghiệp sẽ liên tục kí kết hợp đồng song phương với khách hàng hoặc nhà cung cấp.

Một hợp đồng lao động, trong đó công ty hứa sẽ trả cho người lao động nộp đơn một mức lương nhất định để hoàn thành các nhiệm vụ được chỉ định, cũng là một hợp đồng song phương.