Tự Nhiên Của Đông Nam Á Lục Địa Có

Tự Nhiên Của Đông Nam Á Lục Địa Có

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Nam Đông

Nam Đông là một huyện miền núi thuộc Tỉnh Thừa Thiên Huế, trung tâm Huyện cách Thành phố Huế hơn 50 km về phía Tây Nam. Phía Bắc giáp với huyện Hương Thủy; Phía Nam giáp Tỉnh Quảng Nam; Phía Tây giáp huyện A Lưới và Phía Đông giáp huyện Phú Lộc.

Chiều rộng của huyện từ Nam ra Bắc nằm trong toạ độ từ 16000’ - 16014’ vĩ Bắc, chiều dài từ Tây sang Đông từ 107031’ - 107052’ kinh Đông.

Toàn huyện có 10 xã và 01 thị trấn; với tổng số 5.935 hộ, dân số 25.729 khẩu tính đến 31/12/2013, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 45% dân số toàn huyện. Đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện chủ yếu là dân tộc Cơ tu và một số ít các dân tộc khác như Tà ôi, Pacô, Pahy, Vân kiều... sống tập trung tại các xã Thượng Long, Thượng Quảng, Hương Hữu, Thượng Nhật, Hương Sơn, Thượng Lộ và Hương Phú.

Lãnh thổ huyện Nam Đông nằm trên miền đất cổ thuộc trầm tích Đê von gồm có đá phiến sét, cát kết thạch anh, bột kết, đá sét vôi và đá vôi. Tạo vùng lãnh thổ huyện Nam Đông miền uốn nếp Trường Sơn, có cấu trúc địa chất phức tạp, phát triển nhiều loại hình đất đai đa dạng, phong phú.

Địa hình địa thế huyện Nam Đông thấp dần từ Nam về Bắc, có độ cao tuyệt đối thấp nhất 40m. Độ cao tuyệt đối cao nhất 1712m là đỉnh núi Mang. Hầu hết diện tích đất đai thuộc thượng nguồn sông Tả Trạch, có địa hình thung lũng được tạo bởi các dãy núi: Truồi, Bạch Mã, núi Mang, A Ring, và một phần thượng nguồn sông Hữu Trạch. Ven sông là những bãi bồi tương đối bằng phẳng tập trung ở thung lũng Nam Đông, có độ dốc từ 5-25, ở độ cao hơn 80m thường có độ dốc lớn và rừng tự nhiên. Địa hình đồi và núi ở Nam Đông đều kéo dài theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Trung tâm huyện và dân cư sinh sống ở phía Trường Sơn Đông, nằm sâu trong lãnh thổ vùng đồi núi của tỉnh Thừa Thiên Huế. Ở đây có đỉnh núi cao Bạch Mã 1440 m, có các nhánh sông Tả Trạch chi phối, kèm theo đồi núi cao thấp khác nhau tạo ra nhiều thung lũng. Độ cao trung bình của các dãy núi từ 200-600 m do đó tạo ra nhiều độ dốc lớn. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi và khe suối nên cường độ xói mòn mạnh, hiện tượng sụt lỡ đất đai trong mùa mưa lũ khá phổ biến. Nhìn chung, ở Nam Đông có các vùng địa hình sau:

+ Vùng địa hình tương đối bằng phẳng, có độ dốc từ 0 - 80 ít bị chia cắt. Địa hình này có quá trình tích tụ vật chất chiếm ưu thế hơn quá trình bào mòn, rửa trôi do đó thường tạo ra đất phù sa, đất dốc tụ.

+ Vùng địa hình có độ dốc từ 8 - 150. Địa hình này chủ yếu có đất Feralit được khai thác để trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây hoa màu.

+ Vùng địa hình với các dãy đồi có độ dốc từ 8 - 250. Đây là vùng bị chia cắt nhiều, phù hợp cho phát triển trồng cây công nghiệp lâu năm và mô hình nông lâm kết hợp và trồng rừng kinh tế.

+ Vùng địa hình với dãy đồi cao và núi thấp, có độ dốc trên 250. Đây là vùng địa hình bị chia cắt nhiều, có hiện tượng xói mòn, rửa trôi bề mặt, đặc biệt có những nơi bị mất lớp thực vật che phủ. Loại địa hình này phù hợp cho phát triển trồng rừng kinh tế [12].

* Điều kiện về thời tiết khí hậu

Nam Đông là một huyện miền núi thuộc Duyên hải miền Trung nên vừa chịu ảnh hưởng khí hậu của dãy Trường Sơn vừa chịu ảnh hưởng của vùng đồng bằng. Khí hậu, thời tiết trong năm chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa ngắn, lượng mưa tập trung lớn, mùa khô nóng và kéo dài.

Mùa Đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có sương giá, ít mưa, độ ẩm thấp, nhiều đợt rét kéo dài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng trong đó có rừng trồng kinh tế. Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10, đầu mùa thường có gió Tây Nam nên khí hậu khô và nóng, mùa này cũng thường xuyên có mưa.

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2500-2700 mm. Mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7, mưa ít, lượng nước bốc hơi lớn, thường có mưa giông.

Nhiệt độ bình quân hàng năm của huyện là 24,60C, nhiệt độ cao nhất kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, biên độ nhiệt độ ngày đêm chênh lệch 10 - 120C.

Độ ẩm bình quân hàng năm là 86%, độ ẩm cao nhất vào tháng 10 đến tháng 12 tương đương với tháng có lượng mưa cao nhất trong năm và đạt đến 93%, độ ẩm thấp nhất vào tháng 6 đến tháng 8 và đạt 80%, có những ngày độ ẩm đạt 50%.

Lượng mưa bình quân hàng năm đạt 4.576 mm, là một vùng có lượng mưa lớn trong cả nước. Lượng mưa tập trung từ tháng 10 đến tháng 12 chiếm 65% tổng lượng mưa cả năm. Nhìn chung lượng mưa hàng năm là rất thích hợp tạo điều kiện thuận lợi cho một số cây trồng phát triển. Tuy nhiên, mưa quá lớn cũng gây ra hậu quả nghiêm trọng như xói mòn và lũ lụt hàng năm. Số lượng bão khá nhiều, thường bắt đầu vào tháng 6, nhiều nhất là vào tháng 9 và tháng 10.

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, huyện Nam Đông chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính: Gió mùa Đông Bắc xảy ra từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau và gió mùa Tây Nam xảy ra từ tháng 2 đến tháng 9, đặc bịêt là những tháng mùa hè có tính chất khô nóng làm cho nhiệt độ tăng cao [10].

Nam Đông có 9 loại đất khác nhau, trong đó đất phù sa sông suối phân bố ở độ cao 60 - 80m, tập trung nhiều ở ven Sông Tả Trạch. Các loại đất này có độ phì cao, địa hình đồi thấp tương đối bằng phẳng, được hình thành và phát triển trên địa bàn khá phức tạp và có nhiều đá mẹ khác nhau. Do đặc điểm thổ nhưỡng khá đa dạng nên thích hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau trong đó có rừng trồng kinh tế mà chủ yếu là cây keo. Do tính chất đa dạng đó đã làm cho việc canh tác phân tán manh mún, điều kiện cơ giới hóa, thủy lợi gặp nhiều khó khăn. Sự canh tác không đúng quy trình làm độ phì bị giảm kiệt, hiện tượng sói mòn xảy ra lớn. Vì vậy, đòi hỏi có những biện pháp khắc phục nhằm bảo vệ tài nguyên đất đai của vùng tốt hơn.

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Nam Đông

Dân số huyện Nam Đông tăng dần qua các năm, năm 2016 là  26.525 người, đến năm 2018 là  28.224, tăng 1.699 người, tương đương tăng 6,41% so với năm 2016. Dân số thành thị có 3.903 người, chiếm 15 % tổng dân số phân bố ở khu vực thị trấn Khe Tre (Khu vục thành thị duy nhất ở địa bàn huyện Nam Đông), còn lại phần đông dân số là phân bố ở vùng nông thôn có 22.622 chiếm 85% tổng dân số năm 2016. Riêng năm 2018 thì đã có sự gia tăng đáng kể tăng 4.238 người ở thị trấn còn 23.986 ở nông thôn. Nhìn chung, tình hình phân bố dân cư của huyện không đồng đều, đa số người dân sinh sống tập trung ở khu vực đông dân cư của các xã, thị trấn [6].

Về lao động có việc làm, nhìn vào bảng ta thấy số lao động có việc làm tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2016 số lao động có việc làm là 15.842 người, năm 2018 là 16.646 người, tăng 804 người, tương đương với 5,08%. Trong đó, lao động nam chiếm số lượng nhiều hơn nữ.

Lực lượng lao động chủ yếu trên địa bàn tập trung ở ngành nông - lâm - ngư nghiệp, gồm 10.434 lao động, chiếm 65,86% tổng số lao động có việc làm (năm 2016). Nguồn lao động làm việc trong các ngành kinh tế trên địa bàn cũng tăng đều qua các năm, tuy nhiên cơ cấu lao động trong các ngành dần thay đổi theo hướng giảm tỷ lệ lao động nông-lâm-ngư nghiệp và tăng dần lao động Công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Cụ thể, năm 2016 tỷ lệ lao động lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 65,86%, công nghiệp - xây dựng chiếm 11,84%, dịch vụ chiếm 22,30%, đến năm 2018, tỷ lệ lao động Nông - lâm - ngư nghiệp giảm còn 63,75%, công nghiệp - xây dựng chiếm 12,36%, tăng 9,71% so với năm 2016, dịch vụ chiếm 23,89%, tăng 12,60% so với năm 2016. Mặc dù là huyện miền núi nhỏ với dân số tương đối thấp, tuy nhiên lại có nguồn lao động cần cù chăm chỉ làm việc và tương đối ổn định. Số lao động nhàn rỗi (Học sinh, nội trợ, thất nghiệp) và người ngoài độ tuổi lao động (người già và trẻ em)  vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn. Vì vậy việc đào tạo các ngành nghề nông thôn góp phần tạo việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho người dân, tận dụng sức lao động nhàn rỗi tại địa phương [6].

Như vậy, dân số và nguồn nhân lực ở huyện Nam Đông khá dồi dào và thuận tiện cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên trình độ dân trí còn thấp, trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề cao còn hạn chế.

Theo số liệu thống kê năm 2016, huyện Nam Đông có tổng diện tích tự nhiên 64.777 ha, trong đó đất nông nghiệp với diện tích 62.451,3 ha, chiếm 96,4% tổng diện tích tự nhiên.

Trong diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp chiếm phần lớn với diện tích 56.881,4 ha, chiếm 87,8% tổng diện tích tự nhiên. Tạo điều kiện tiềm năng cho việc phát triển các ngành nghề lâm nghiệp như mộc mỹ nghệ, chế biến gỗ, công nghiệp giấy, … và khai thác, chế biến lâm sản ngoài gỗ.

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Nam Đông

Diện tích đất nuôi trồng thủy sản chỉ chiếm 0,1% diện tích đất tự nhiên, với 74,76 ha, chủ yếu là hệ thống các khe, suối, hồ đập,... không phù hợp cho việc nuôi trồng thủy sản. Đất phi nông nghiệp cũng chiểm tỷ lệ thấp, với 2.150,55 ha nên khả năng phát triển các ngành nghề, dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn về cơ bản là khó khăn.

Diện tích đất chưa sử dụng chỉ còn 189,7 ha chiếm tỷ lệ 0,3% tổng diện tích đất toàn huyện, điều này cho thấy huyện Nam Đông đã sử dụng gần như là hết diện tích đất có được. Đây cũng là một trong những khó khăn trong việc mở rộng quy mô sản xuất các loại cây trồng trên địa bàn cũng như diện tích đất nông nghiệp có nguy cơ bị thu hẹp trong thời gian tới để chuyển sang mục đích sử dụng khác đáp ứng nhu cầu nhà ở, cơ sở hạ tầng, và định hướng quy hoạch của vùng. Do vậy, cần khai thác hết tiềm năng của đất để phát triển kinh tế một cách hợp lý, đầy đủ và có hiệu quả [6].

Nền kinh tế huyện Nam Đông tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế tiếp tục ổn định, từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ tăng, nông nghiệp giảm. Năm 2016, tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp còn 35,26%, Công nghiệp - xây dựng chiếm 39,71%, thương mại, dịch vụ chiếm 25,03% tổng giá trị sản xuất GO.

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Nam Đông

Năm 2018, tỷ trọng các ngành nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp và thương mại  dịch vụ lần lượt là 37,01%, 37,12% và 31,01%, trong đó tỷ trọng ngành Nông - lâm - ngư nghiệp và công nghiệp xây dựng chiếm tỷ trọng cao còn tỷ trọng ngành thương mại dịch lại chiếm tỷ trọng thấp 31,12%. Như vậy, nông lâm ngư vẫn được xem là thế mạnh của huyện Nam Đông [6].

Là một huyện miền núi thuộc vùng sâu vùng xa nên cơ sở hạ tầng vẫn còn thấp kém. Tuy nhiên, trong thời gian qua tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng của huyện được đẩy mạnh. 100% thôn bản, cụm dân cư có hệ thống giao thông. Các tuyến đường liên xã, liên thôn và những nơi tập trung đông dân cư đều được nhựa hóa, bê tông hoá. Trung tâm huyện lỵ và trung tâm cụm xã được chỉnh trang, diện mạo của 1 huyện miền núi đã được thay đổi căn bản. Công tác bê tông hóa kênh mương đã được triển khai có hiệu quả bằng nhiều nguồn vốn. Huyện có Tỉnh lộ 14B nối trung tâm huyện đến Quốc lộ 1A tại ngã ba La Sơn (huyện Phú Lộc) dài 24 Km đã được đầu tư mở rộng. Tuyến đường Cam Lộ - Túy Loan đi qua huyện Nam Đông đang được xây dựng sẽ nối Nam Đông với các khu May công nghiệp lớn của thành phố Đà Nẵng. Hệ thống đường giao thông liên xã, liên thôn được nhựa hóa và Bê tông hóa đảm bảo cho việc đi lại của nhân dân cũng như vận chuyển hàng hóa thuận lợi.

Huyện có bến xe trung tâm Khe Tre và bến xe Hương Giang; đã có tuyến xe buýt cố định từ Nam Đông và Huế và ngược lại, hoạt động thường xuyên trên 20 chuyến/ngày phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân.