Tốt nghiệp ngành Thú y, sinh viên có thể đảm nhiệm những vị trí công việc tốt cùng mức đãi ngộ hấp dẫn như:
Tốt nghiệp ngành Thú y, sinh viên có thể đảm nhiệm những vị trí công việc tốt cùng mức đãi ngộ hấp dẫn như:
Việc tìm hiểu xem các trường xét tuyển sinh viên ngành Thú y khối nào sẽ giúp sinh viên ngành Thú y có được sự chuẩn bị tốt nhất để tham gia đăng ký thi tuyển vào các trường đào tạo ngành này.
- Ngành Thú y xét tuyển đầu vào bằng các tổ hợp môn sau:
Tuy nhiên sẽ tùy từng trường đào tạo mà ngàn Thú y sẽ đưa ra các khối xét tuyển khác nhau. Chính vì vậy mà khi có ý định thi vào trường nào thì nên tìm hiểu kỹ hơn. Vì có những trường dựa trên kết quả thi của cả 4 tổ hợp môn và có những trường chỉ dựa trên kết quả của 1 hoặc 2 tổ hợp môn.
– Đại học Nông lâm TPHCM: Trường Đại học đang xét tuyển ngành Thú y dựa trên kết quả của 4 tổ hợp môn là A00 (Toán – Lý – Hóa), B00 (Toán- Hóa – Sinh), D07 (Toán – Hóa – Anh) và cuối cùng là D08 (Toán – Sinh – Anh)
– Đại học Cần Thơ: Trường xét tuyển ngành Thú y dựa trên 4 tổ hợp môn là A00 (Toán – Lý – Hóa), B00 (Toán- Hóa – Sinh), D07 (Toán – Hóa – Anh) và cuối cùng là D08 (Toán – Sinh – Anh)
– Đại học Công nghệ TPHCM: Trường xét tuyển ngành Thú y dựa trên kết quả xét tuyển sẽ dựa trên 4 tổ hợp môn A00 (Toán – Lý – Hóa), B00 (Toán- Hóa – Sinh),D07 (Toán – Hóa – Anh) và C08 (Văn – Hóa – Sinh).
Phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT quốc gia là hình thức phổ biến nhất. Bên cạnh đó cũng có những trường đưa ra các hình thức xét tuyển khác để tạo cơ hội nhiều hơn cho các thí sinh như xét học bạ. Điều này các trường sẽ dựa trên học bạ học tập lớp 12 kèm theo một số điều kiện xét tuyển khác như đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển đạt điểm xét tuyển...
Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp áp dụng cả phương thức xét tuyển dựa trên kết quả của cuộc thi đánh giá năng lực và tổ chức thi xét tuyển riêng của trường để chọn lọc ra những thí sinh trúng tuyển chất lượng, phù hợp với yêu cầu.
Có rất nhiều con đường khác nhau để trở thành sinh viên ngành Thú y. Tuy nhiên, nếu để bước chân vào cánh cổng Đại học thì đòi hỏi bạn phải có năng lực cao và thời gian đào tạo lâu. Chính vì vậy các trường Đại học, Cao đẳng đã mở hệ đào trung cấp với nhiều ưu điểm: Đối tượng tuyển sinh đa dạng, đơn giản, điểm chuẩn ngành Thú y không cao, tiết kiệm thời gian theo học, cơ hội việc làm cao…
Hiện nay, ngành Thú y được đào tạo ở cả 3 hệ Đại học, Cao đẳng và Trung cấp. Chính vì thế, các bạn thí sinh sẽ có rất nhiều lựa chọn phù hợp với năng lực của bản thân.
=> Xem thêm: Cao đẳng Dược xét học bạ ở HCM
Ngành Thú y học những gì? Để giải đáp thắc mắc này các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Thú y trong bảng dưới đây.
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin
Đường lối cách mạng của Đảng CSVN
Khởi sự và tạo lập doanh nghiệp
Ứng dụng công nghệ sinh học trong Thú y
Phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành
Phương pháp thí nghiệm vật nuôi
Thực hành Bệnh truyền nhiễm Thú y
Vệ sinh an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật
Quản lý dịch bệnh trên đàn gia súc
Việc tìm hiểu về tổ hợp môn xét tuyển, thời gian đào tạo, chương trình học ở trên sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn nhất về ngành nghề bản thân muốn theo đuổi. Hy vọng những thông tin Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn vừa chia sẻ ở trên về Ngành Thú y thi khối gì? Ngành Thú y học những gì? sẽ giúp bạn đọc có hướng đi phù hợp trong tương lai.
Chúc các bạn may mắn và thành công trên con đường mình sẽ chọn.
(PHARMACOLOGY VETERINARY MEDICINE)
Mục tiêu chung của ngành Thú y: Đào tạo bác sĩ thú y có năng lực chuyên môn về thú y, bao gồm thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm; chẩn đoán bệnh thông thường; biết sử dụng một số dược phẩm, hóa chất, vaccin phòng trị bệnh cho chăn nuôi; xây dựng chương trình thú y cho trại chăn nuôi; có hiểu biết về luật thú y, thị trường thuốc thú y, thị trường chăn nuôi; kiến thức về tiếp thị, giao tiếp;có kiến thức về một số ngành liên quan gần như chăn nuôi gia súc, chăn nuôi thú cảnh, nuôi thủy sản, trồng trọt;có thể đọc tài liệu chuyên ngành tiếng Anh hoặc tiếng Pháp; có trình độ tiếng Anh tương đương với trình độ B theo chuẩn quốc gia.
Bác sĩ thú y có các kỹ năng như nắm vững kỹ thuật phòng thí nghiệm liên quan chăn nuôi hoặc thú y; tự thiết kế, thực hiện thí nghiệm chuyên ngành;nắm vững và thực hiện pháp lệnh thú y, chỉ đạo thực hiện các quy trình phòng, chống bệnh, kiểm soát động vật và sản phẩm có nguồn gốc động vật, kiểm soát sát sinh, kiểm tra theo quy định luật pháp về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường và sức khỏe cộng đồng; biết vận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến thú y vào lĩnh vực sản xuất động vật, sản xuất vắc-xin và dược phẩm thú y; sử dụng máy vi tính với các phần mềm văn phòng và phần mềm phân tích thống kê cho các công việc lưu trữ dữ liệu, phân tích thống kê, lập báo cáo, trình bày báo cáo;tổ chức, điều hành hoạt động phòng khám thú y.
Học kỳ cuối năm học thứ tư sinh viên sẽ học theo chuyên ngành.
Với chuyên ngành Bác sĩ thú y, sinh viên sẽ học chuyên sâu về bệnh học (căn bệnh, dịch tễ học, biểu hiện lâm sàng, kỹ thuật chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh chuyên biệt), về ngoại khoa & giải phẩu bệnh và pháp luật liên quan đến phòng chống dịch bệnh, kiểm tra các sản phẩm nguồn gốc từ động vật, kiểm tra các cơ sở giết mổ chế biến thức ăn gia súc, chế biến súc sản…v.v. .
Với chuyên ngành Dược thú y, ngoài kiến thức căn bản liên quan đến bệnh học đại cương hoặc chuyên biệt, sinh viên sẽ chuyên sâu học tập và nghiên cứu về hóa dược, dược lý học, dược lực học, dược liệu học, dược lâm sàng, bào chế dược phẩm, ngộ độc dược phẩm, kiểm nghiệm dược phẩm, độc chất học, pháp chế về dược thú y,...
Các sinh viên học tiếng Pháp sẽ được tham gia vào chương trình song ngữ Việt-Pháp về thú y và được tổ chức AUPELF-UREF xét cấp học bổng trong quá trình học đại học. Nếu bảo vệ luận văn tốt nghiệp bằng tiếng Pháp đạt xuất sắc, sinh viên sẽ được xét cấp học bổng du học sau đại học tại cộng đồng các trường đại học có nói tiếng Pháp (Pháp, Canada, Bỉ,..) hoặc ưu tiên tuyển chọn vào làm việc tại các Công ty hay doanh nghiệp có sử dụng tiếng Pháp.
Sau khi tốt nghiệp sinh viên còn có thể tham gia học các bậc học cao hơn (Thạc sĩ, Tiến sĩ) hoặc theo học cao học về Thú y trong chương trình hợp tác với các trường quốc gia thú y hoặc lớp cao học nghề (DESS) về “Chăn nuôi-Vệ sinh-Môi trường&Chất lượng” của Cộng Hòa Pháp (tuyển chọn qua Hội đồng) giảng bằng tiếng Pháp và tiếng Anh, học trong hai năm để nhận bằng MSc Châu Âu hoặc tham gia chương trình MSc “Chăn nuôi bền vững” do tổ chức SAREC (Thụy Điển) tài trợ (tuyển chọn qua phỏng vấn của Hội đồng) giảng bằng tiếng Anh, học trong hai năm.
Bác sĩ thú y có thể làm việc tại cơ quan thú y (Cục, Viện nghiên cứu, Chi cục thú y Tỉnh, Trạm thú y quận huyện), tại các phòng mạch hoặc bệnh xá (hay bệnh viện) thú y, phòng xét nghiệm thú y khoa, các hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc thú y, khu bảo tồn động vật hoang dã hay thảo cầm viên, cơ quan nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật thú y, cơ sở chăn nuôi, cơ sở chế biến thực phẩm, chế biến thủy hải sản, các cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái. Ngoài ra có thể tham gia giảng dạy, nghiên cứu ở các Trường, Viện chuyên ngành.
Bác sĩ thú y chuyên ngành Dược, ngoài công tác tại cơ quan thú y từ trung ương đến địa phương, còn có thể cộng tác hay phối hợp nghiên cứu, sản xuất, thử nghiệm thuốc với các viện (hãng, cơ sở) bào chế các hóa chất, thuốc, biệt dược, vắcxin phòng chống bệnh đặc hiệu hay công tác tại các bệnh viện (bệnh xá) thú y hoặc các cửa hàng chuyên doanh dược thú y.
Số lần xem trang: 4517Điều chỉnh lần cuối: 16-02-2012
Trình duyệt của bạn không hỗ trợ HTML5 video.
- Thời gian đào tạo: 5 năm; Danh hiệu cấp bằng: Bác sĩ thú y
- Tên ngành “Thú y” được ghi trên bằng tốt nghiệp, bảng điểm và quyết định tốt nghiệp.
+ Tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển (Phương thức 1)
+ Xét điểm Kỳ thi tốt nghiệp THPT (Phương thức 2)
Tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, Sinh (A02); Toán, Hóa, Sinh (B00); Toán, Sinh, Tiếng Anh (B08); Toán, Hóa, Tiếng Anh (D07);
+ Xét điểm học bạ THPT (Phương thức 3)
Tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, Sinh (A02); Toán, Hóa, Sinh (B00); Toán, Sinh, Tiếng Anh (B08); Toán, Hóa, Tiếng Anh (D07);
+ Xét điểm thi V-SAT (Phương thức 5)
Tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, Sinh (A02); Toán, Hóa, Sinh (B00); Toán, Sinh, Tiếng Anh (B08); Toán, Hóa, Tiếng Anh (D07);
- Chương trình đào tạo ngành Thú y được thiết kế nhằm đào tạo Bác sĩ Thú y có đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng tay nghề thành thạo về lĩnh vực Thú y.
- Sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng cho Bác sĩ Thú y (nghiên cứu, thực tập và chẩn đoán - điều trị bệnh trên động vật). Cụ thể, sinh viên sẽ được học tập và nghiên cứu về các lĩnh vực như: Vi sinh vật học, ký sinh trùng học, miễn dịch học, dịch tễ học, giải phẩu bệnh học, bệnh truyền nhiễm, bệnh nội, ngoai khoa trên gia súc - gia cầm, dược lý học, bệnh chó mèo, sản khoa và gieo tinh nhân tạo, độc chất học, vệ sinh thú y, công nghệ sinh học trong phòng và điều trị bệnh, probiotic, quản lý dịch bệnh và một sức khỏe, anh văn chuyên ngành thú y... Ngoài ra sinh viên còn được thực tập thực tế tại địa phương, trang trại và công ty thông qua các học phần thực hành thú y cơ sở, thực hành trang trại và thực hành bệnh xá thú y. Thông qua thực hành sinh viên vận dụng những kiến thức đã học trong chẩn đoán, điều trị bệnh gia súc, gia cầm do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và nấm; đồng thời sinh viên được trang bị thêm những kỹ năng quản lý trang trại và những kỹ năng mềm khác như kỹ năng tư duy, làm việc nhóm, lập kế hoạch, viết báo cáo và thuyết trình trước đám đông.
- Cán bộ kỹ thuật, quản lý hay điều hành các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, cơ sở sản xuất thuốc thú y và các sinh phẩm thú y, các xí nghiệp chế biến động vật và thủy sản.
- Cán bộ kỹ thuật hoặc lãnh đạo tại các đơn vị Khuyến nông, Cục Thú y, Viện Thú y, Chi cục chăn nuôi và thú y, Trạm thú y, Trung tâm chẩn đoán Thú y Thủy sản, Viện nghiên cứu, Sở Nông - Nghiệp và phát triển nông thôn, Sở khoa học công nghệ tại các Thành phố, tỉnh hay tuyến huyện.
- Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy tại các viện nghiên cứu, các trường đại học cao đẳng;
- Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu chuyên sâu ngành Thú y, chăn nuôi Thú y ở trình độ thạc sĩ; Bệnh học và chữa bệnh vật nuôi ở trình độ tiến sĩ.Tiếp tục học tập các chuyên ngành ở các trình độ sau đại học trong lĩnh vực chăn nuôi, Thú y, Công nghệ sinh học.
- Sau khi tốt nghiệp sinh viên có nhiều cơ hội được làm việc tại các Công ty trong hoặc ngoài nước lĩnh vực chăn nuôi và thú y như: Cty De Heus, Vemedim, Greenfeed, Sunjin, Japfa, Cargil, Navetco, Amavet, Cj,…Ngoài ra, sinh viên có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thú y, Trạm thú y, trung tâm dịch vụ thú y; các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Viện nghiên cứu lĩnh vực Thú y. Hơn nữa, Sinh viên còn có thể tự khởi nghiệp bằng cách mở phòng mạch thú y, dịch vụ thú y.
Trình duyệt của bạn không hỗ trợ HTML5 video.
Trình duyệt của bạn không hỗ trợ HTML5 video.
Ngành Thú y là gì?• Ngành Thú y (Veterinary Medicine) là ngành đào tạo, nghiên cứu năng lực chuyên môn về thú y, khả năng thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm, chuẩn đoán và phòng trị bệnh cho chăn nuôi. Thú y góp phần chăm sóc, bảo vệ cho các vật nuôi bằng hiểu biết về luật, thị trường thuốc thú y, thị trường chăn nuôi.• Thú y và khoa học thú y phối hợp với các ngành y tế, sinh học trong sản xuất và kiểm định vacxin, kiểm định dược phẩm hay nghiên cứu đa dạng sinh học và bảo tồn quỹ gene... Trong bối cảnh giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, dịch bệnh từ một địa điểm bất kỳ trên thế giới có thể trở thành hiểm họa toàn cầu một cách nhanh chóng. Trong xã hội công nghiệp và ô nhiễm chất thải, con người có thể trở thành nạn nhân của các vụ ngộ độc bất kỳ lúc nào nếu không có những hiểu biết để đề phòng ngừa nên Bác sĩ Thú y cùng với Bác sĩ Y khoa và những nhà nghiên cứu y sinh học có "thêm nhiều việc để làm hơn"...• Chương trình đào tạo ngành Thú y trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ sở và chuyên sâu về bệnh học, bao gồm phân loại bệnh, dịch tễ học, biểu hiện lâm sàng, kỹ thuật chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh chuyên biệt… để có thể đáp ứng yêu cầu công việc. Cụ thể, ngành học này sẽ trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng như thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm; chẩn đoán bệnh thông thường; biết sử dụng một số dược phẩm, hóa chất, vaccin phòng trị bệnh cho động vật; xây dựng chương trình thú y cho trại chăn nuôi; có hiểu biết về luật thú y, thị trường thuốc thú y, thị trường chăn nuôi; kiến thức về tiếp thị, giao tiếp; có kiến thức về một số ngành liên quan gần như chăn nuôi gia súc, chăn nuôi thú cảnh, nuôi thủy sản, trồng trọt.• Bên cạnh đó là khối kiến thức chuyên sâu về bệnh học (căn bệnh, dịch tễ học, biểu hiện lâm sàng, kỹ thuật chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh chuyên biệt), về ngoại khoa và giải phẩu bệnh và pháp luật liên quan đến phòng chống dịch bệnh, kiểm tra các sản phẩm nguồn gốc từ động vật, kiểm tra các cơ sở giết mổ chế biến thức ăn gia súc, chế biến súc sản...Học ngành Thú y ở đâu?
Ở nước ta hiện có nhiều trường đại học tuyển sinh và đào tạo ngành Thú y, nếu bạn có mong muốn trở thành Bác sĩ Thú y thì có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường tiêu biểu như:- Khu vực miền Bắc:• Đại học Lâm nghiệp• Học viện Nông nghiệp Việt Nam• Đại học Nông lâm Bắc Giang- Khu vực miền Nam: • Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp• Đại học Nông lâm TP.HCM• Đại học Cần ThơHọc ngành Thú y có thể làm gì?Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Thú y, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn để đảm nhận các công việc tại các đơn vị sau:• Tại các phòng mạch hoặc bệnh xá (hay bệnh viện) thú y, phòng xét nghiệm thú y khoa;• Những công ty thuốc thú y, phòng khám thú y, trại chăn nuôi gia súc – gia cầm, khu bảo tồn động vật hoang dã hay thảo cầm viên, phòng xét nghiệm thú y khoa, các hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc thú y;• Tham gia hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc thú y;• Cơ quan nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật thú y;• Cơ sở chăn nuôi, cơ sở chế biến thực phẩm, chế biến thủy hải sản;• Các cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái;• Tham gia giảng dạy, nghiên cứu ở các Trường, Viện chuyên ngành;• Chuyên viên tại các công ty quản lý nhà nước, như Phòng, Sở Nông nghiệp, Cục, Viện nghiên cứu, Chi cục thú y Tỉnh, Trạm thú y quận huyện, cơ quan nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật thú y, cơ sở chăn nuôi, cơ sở chế biến thực phẩm, chế biến thủy hải sản, các cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái...• Mở công ty thuốc thú y, phòng khám thú y hoặc trang trại chăn nuôi của riêng mình.
Để học được ngành Thú y cần những tố chất gì?Để có thể theo học ngành Thú y, người học cần có một số tố chất sau:• Yêu thích đông vật, thiên nhiên và môi trường;• Tỉ mỉ, cẩn thận, chịu được áp lực công việc;• Có tinh thần trách nhiệm cao, dám đương đầu với thử thách;• Thích chăm sóc vật nuôi;• Thích xem chương trình, thông tin về thế giới tự nhiên;• Học tốt các môn thuộc khoa học tự nhiên như sinh, hóa, địa;• Có tư duy logic và trí thông minh;• Ham học hỏi và tìm tòi những cái mới.Ngành Thú y xét tuyển bằng phương thức nào?
Phương thức 1: Thí sinh có điểm thi tốt nghiệp THPT trong tổ hợp môn xét tuyển đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng theo quy định của nhà trường.
Phương thức 2: Thí sinh đạt một trong các tiêu chí sau:
+ Điểm trung bình chung của tổ hợp các môn học dùng để xét tuyển học kỳ I năm lớp 12 đạt từ 6,0 điểm trở lên (theo thang điểm 10);+ Điểm trung bình chung của tổ hợp các môn học dùng để xét tuyển cả năm lớp 12 đạt từ 6,0 điểm trở lên (theo thang điểm 10);+ Trung bình chung của tổng điểm trung bình chung học tập lớp 10, 11, 12 đạt từ 6,0 điểm trở lên (theo thang điểm 10).
Phương thức 3: Thí sinh dùng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của trường ĐHQG TP. Hồ Chí Minh để xét tuyển. (Từ 600 điểm trở lên).
Phương thức 4: (Xét tuyển thẳng) Được thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
- A00: Toán, Vật lí, Hóa học- C15: Toán, Văn, KHXH- A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh- D01: Toán,Văn, Tiếng Anh
Văn phòng tuyển sinh – Phân hiệu trường ĐH Lâm nghiệpĐ/c: Thị trấn Trảng Bom, H. Trảng Bom, Đồng NaiĐT: 02516 508 777 – 02516 578 999Website: https://vnuf2.edu.vn/Fanpage: https://www.facebook.com/VNUF2Youtube: VNUF2 Channel
Trình duyệt của bạn không hỗ trợ HTML5 video.
- Thời gian đào tạo: 5 năm; Danh hiệu cấp bằng: Bác sĩ thú y
- Tên ngành “Thú y” được ghi trên bằng tốt nghiệp, bảng điểm và quyết định tốt nghiệp.
+ Tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển (Phương thức 1)
+ Xét điểm Kỳ thi tốt nghiệp THPT (Phương thức 2)
Tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, Sinh (A02); Toán, Hóa, Sinh (B00); Toán, Sinh, Tiếng Anh (B08); Toán, Hóa, Tiếng Anh (D07);
+ Xét điểm học bạ THPT (Phương thức 3)
Tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, Sinh (A02); Toán, Hóa, Sinh (B00); Toán, Sinh, Tiếng Anh (B08); Toán, Hóa, Tiếng Anh (D07);
+ Xét điểm thi V-SAT (Phương thức 5)
Tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, Sinh (A02); Toán, Hóa, Sinh (B00); Toán, Sinh, Tiếng Anh (B08); Toán, Hóa, Tiếng Anh (D07);
- Chương trình đào tạo ngành Thú y được thiết kế nhằm đào tạo Bác sĩ Thú y có đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng tay nghề thành thạo về lĩnh vực Thú y.
- Sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng cho Bác sĩ Thú y (nghiên cứu, thực tập và chẩn đoán - điều trị bệnh trên động vật). Cụ thể, sinh viên sẽ được học tập và nghiên cứu về các lĩnh vực như: Vi sinh vật học, ký sinh trùng học, miễn dịch học, dịch tễ học, giải phẩu bệnh học, bệnh truyền nhiễm, bệnh nội, ngoai khoa trên gia súc - gia cầm, dược lý học, bệnh chó mèo, sản khoa và gieo tinh nhân tạo, độc chất học, vệ sinh thú y, công nghệ sinh học trong phòng và điều trị bệnh, probiotic, quản lý dịch bệnh và một sức khỏe, anh văn chuyên ngành thú y... Ngoài ra sinh viên còn được thực tập thực tế tại địa phương, trang trại và công ty thông qua các học phần thực hành thú y cơ sở, thực hành trang trại và thực hành bệnh xá thú y. Thông qua thực hành sinh viên vận dụng những kiến thức đã học trong chẩn đoán, điều trị bệnh gia súc, gia cầm do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và nấm; đồng thời sinh viên được trang bị thêm những kỹ năng quản lý trang trại và những kỹ năng mềm khác như kỹ năng tư duy, làm việc nhóm, lập kế hoạch, viết báo cáo và thuyết trình trước đám đông.
- Cán bộ kỹ thuật, quản lý hay điều hành các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, cơ sở sản xuất thuốc thú y và các sinh phẩm thú y, các xí nghiệp chế biến động vật và thủy sản.
- Cán bộ kỹ thuật hoặc lãnh đạo tại các đơn vị Khuyến nông, Cục Thú y, Viện Thú y, Chi cục chăn nuôi và thú y, Trạm thú y, Trung tâm chẩn đoán Thú y Thủy sản, Viện nghiên cứu, Sở Nông - Nghiệp và phát triển nông thôn, Sở khoa học công nghệ tại các Thành phố, tỉnh hay tuyến huyện.
- Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy tại các viện nghiên cứu, các trường đại học cao đẳng;
- Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu chuyên sâu ngành Thú y, chăn nuôi Thú y ở trình độ thạc sĩ; Bệnh học và chữa bệnh vật nuôi ở trình độ tiến sĩ.Tiếp tục học tập các chuyên ngành ở các trình độ sau đại học trong lĩnh vực chăn nuôi, Thú y, Công nghệ sinh học.
- Sau khi tốt nghiệp sinh viên có nhiều cơ hội được làm việc tại các Công ty trong hoặc ngoài nước lĩnh vực chăn nuôi và thú y như: Cty De Heus, Vemedim, Greenfeed, Sunjin, Japfa, Cargil, Navetco, Amavet, Cj,…Ngoài ra, sinh viên có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thú y, Trạm thú y, trung tâm dịch vụ thú y; các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Viện nghiên cứu lĩnh vực Thú y. Hơn nữa, Sinh viên còn có thể tự khởi nghiệp bằng cách mở phòng mạch thú y, dịch vụ thú y.
(Chương trình Chào đón Tân sinh viên - Học viên - Nghiên cứu sinh 2024)
Cần Thơ, ngày 07 tháng 8 năm 2024
Kính gửi: Quý Công ty, cựu sinh viên và các nhà tài trợ
Khoa Chăn nuôi và Khoa Thú y, Trường Đại học Cần Thơ xin gửi tới Quý công ty, đơn vị, các anh/chị/em cựu sinh viên lời chúc sức khỏe, thành công và lời chào trân trọng.
Tiếp nối sự thành công của các chương trình Chào đón tân sinh viên đã thực hiện trong những năm qua, Khoa Chăn nuôi và Khoa Thú y trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ, ủng hộ, chia sẻ và đồng hành của Quý công ty và các anh/chị/em cựu sinh viên. Với những khó khăn chung của nền kinh tế hiện nay, nhiều sinh viên đang theo học ngành Chăn nuôi, Thú y gặp nhiều khó khăn. Đồng thời cũng để khuyến khích tinh thần học tập tốt cho các sinh viên có kết quả học tập giỏi, rèn luyện tốt, nhà Trường và 02 Khoa đã thực hiện nhiều chế độ chính sách như miễn giảm học phí, cấp học bổng, khen thưởng với nhiều chương trình chia sẻ và ủng hộ các em sinh viên nghèo và học tập giỏi trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên do nguồn kinh phí hạn hẹp nên việc hỗ trợ và khen thưởng cho các em còn hạn chế.
Nhân dịp chương trình “Chào đón Tân sinh viên - học viên - nghiên cứu sinh 2024”, Khoa Chăn nuôi và Khoa Thú y kêu gọi và rất mong nhận được sự quan tâm, ủng hộ và đồng hành của Quý công ty và các anh/chị/em cựu sinh viên cùng chung tay đóng góp vào quỹ học bổng của khối ngành để trao cho các sinh viên học giỏi, có hoàn cảnh khó khăn, kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ và động viên các bạn sinh viên vượt qua hoàn cảnh, phát huy năng lực của bản thân để học tập và rèn luyện tốt hơn.
Chương trình được dự kiến tổ chức với thời gian và địa điểm như sau:
Rất mong nhận được phản hồi của Quý công ty và các anh/chị/em cựu sinh viên thông qua 2 địa chỉ: TS. Nguyễn Phúc Khánh, Phó trưởng Khoa Thú y (email: [email protected], điện thoại: 0932 873 131); hoặc TS. Hồ Thiệu Khôi, Giảng viên Khoa Chăn nuôi (email: [email protected], điện thoại: 0935 122 563). Quý công ty vui lòng phản hồi đến ngày 26/9/2024.
HÌNH THỨC TÀI TRỢ VÀ QUYỀN LỢI CỦA NHÀ TÀI TRỢ
Ngoài những nội dung BTC đưa ra, nhà tài trợ có thể đề xuất các quyền lợi khác và hạng mục tài trợ phù hợp với điều kiện của đơn vị
Hình thức chuyển tiền: tiền mặt hoặc chuyển khoản
Nhà tài trợ trao tiền mặt cho đại diện BTC.
- Nhà tài trợ chuyển khoản cho Ban tổ chức theo thông tin như sau:
- Thời gian chuyển tiền tài trợ quỹ học bổng: chậm nhất 07 ngày sau khi xác nhận tài trợ.
https://docs.google.com/spreadsheets/d/10meOravmPFWqvLEKPdyBpGFXcG9knqreJOJxTK0vOIw/edit?usp=sharing
Theo thông lệ hàng năm, nhân dịp chào đón năm học mới 2024-2025, Khoa Chăn nuôi và Khoa Thú y tổ chức chương trình “Chào đón Tân sinh viên - Học viên - Nghiên cứu sinh năm 2024”, Ban tổ chức trân trọng kính mời quý đại biểu, quý công ty và các anh/chị/em cựu sinh viên tham dự chương trình với thời gian và địa điểm như sau:
Ban tổ chức rất hân hạnh được đón tiếp và rất mong sự tham dự đông đủ của quý vị để sự kiện được tổ chức thêm phần long trọng.
TÂN SINH VIÊN - HỌC VIÊN - NGHIÊN CỨU SINH NĂM 2024
Thời gian: ngày 26/10/2024 (Thứ 7)
Địa điểm: Hội trường Rùa, Trường ĐH Cần Thơ
Hỗ trợ các công ty trong việc trưng bày, tuyển dụng (nếu có)
Trình chiếu video giới thiệu Công ty
Khối ngành Chăn nuôi và Khối ngành Thú y
Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu
PGS.TS. Lâm Phước Thành và TS. Châu Thị Huyền Trang
PGS.TS. Trần Ngọc Bích, Trưởng Khoa Thú y
PGS.TS. Nguyễn Thị Thủy, Trưởng Khoa Chăn nuôi
Giới thiệu Ban liên lạc Cựu sinh viên ngành Chăn nuôi - Thú y
PGS.TS. Hồ Quảng Đồ, Trưởng Ban liên lạc Cựu SV ngành CN-TY
Vinh danh các thủ khoa kỳ thi tuyển sinh đại học và sau đại học năm 2024
PGS.TS. Lâm Phước Thành và TS. Châu Thị Huyền Trang
Trao học bổng của các nhà tài trợ
Đại diện Ban Chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi và Khoa Thú y
Sảnh Khoa Chăn nuôi - Khoa Thú y
Quý đại biểu, quý công ty và các anh/chị/em cựu sinh viên