Chúc mừng quý khách tận hưởng thời khắc quan trọng và ý nghĩa trong cuộc sống!
Chúc mừng quý khách tận hưởng thời khắc quan trọng và ý nghĩa trong cuộc sống!
Là một bệnh viện đa khoa với hơn 20 chuyên khoa, chúng tôi có đầy đủ các chuyên khoa để phối hợp theo dõi và điều trị trong trường hợp mẹ có bệnh lý mãn tính khác kèm theo như tiểu đường, huyết áp cao, ...
Để biết thêm chi tiết về dịch vụ sinh tại Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, vui lòng liên hệ: (84-24) 3577 1100 hoặc gửi thông tin về chúng tôi theo mẫu dưới đây:
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH) vừa có công văn gửi các doanh nghiệp về việc phối hợp thông tin các nội dung liên quan đến thực tập sinh doanh nghiệp dịch vụ đưa lao động đi làm việc tại Nhật Bản.
Các thực tập sinh người Việt tại Nhật Bản (ảnh chụp tháng 10.2022)
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, Tổ chức thực tập kỹ năng Nhật Bản (OTIT) vừa đề nghị phối hợp thông tin tới doanh nghiệp dịch vụ và thực tập sinh đi làm việc tại Nhật Bản một số nội dung liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi, nâng cao chất lượng sinh hoạt, công việc thực tập sinh và doanh nghiệp dịch vụ.
Cụ thể, theo quy định về việc thực tập sinh mang thai, sinh con và biện pháp bảo vệ quyền lợi bản thân khi mang thai, sinh con trong thời gian làm việc tại Nhật Bản, người lao động vẫn có thể tiếp tục thực tập kỹ năng ở Nhật Bản bởi luật pháp nghiêm cấm việc việc sa thải công nhân với lý do là đã mang thai.
Công ty phái cử và nghiệp đoàn quản lý không được phép cưỡng ép thực tập sinh về nước với lý do vì đã có thai.
Khi biết mình đã có thai, thực tập sinh có thể liên lạc và báo cho quầy tư vấn của nghiệp đoàn quản lý, người quản lý của công ty thực tập sinh đang thực tập hoặc nhờ đến cơ quan quản lý thực tập sinh người nước ngoài và quầy tư vấn khu vực thực tập sinh đang sinh sống để được tư vấn.
Khi nhận ra mình đã có thai, thực tập sinh cố gắng đăng ký sớm tại cơ quan hành chính địa phương nơi mình đang sinh sống để nhận được sổ sức khỏe bà mẹ và trẻ em cùng với phiếu khám thai.
Nếu thực tập sinh cảm thấy có thể sắp bị sa thải, hoặc bị bảo cho về nước thì hãy liên lạc đến cơ quan quản lý thực tập sinh người nước ngoài để được tư vấn.
Sau khi sinh con, lao động không được phép đi làm trong vòng 8 tuần đầu. Khoản thời gian sau đó, lao động có thể quay lại tiếp tục công việc thực tập kỹ năng.
Trường hợp lao động bị đình chỉ công việc thực tập kỹ năng để trở về nước sinh con, vẫn có thể xin tái nhập quốc Nhật Bản để tiếp tục công việc thực tập.
Để tiếp tục công việc thực tập, thực tập sinh cần phải làm thủ tục giấy tờ ở cơ quan quản lý thực tập sinh người nước ngoài. Về vấn đề muốn tái tiếp tục thực tập kỹ năng và thời điểm tái tiếp tục thì thực tập sinh nên liên lạc, báo cho nghiệp đoàn quản lý và công ty đang thực tập biết nguyện vọng của mình.
Ngoài tư vấn bằng tiếng Việt qua điện thoại và email, thực tập sinh Việt Nam có thể liên hệ với dịch vụ hỗ trợ tư vấn bằng cuộc gọi trực tuyến (ứng dụng zoom). Ngay cả khi lao động không có số điện thoại vẫn có thể nhận tư vấn cách sử dụng đường truyền internet trong môi trường wifi.
Trước đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, thời gian qua OTIT đã tiến hành điều tra các thực tập sinh Việt Nam và phát hiện một số thực tập sinh được doanh nghiệp yêu cầu ký bản cam kết hoặc tư vấn với nội dung: "Thực tập sinh sẽ bị về nước nếu mang thai, sinh con trong thời gian thực tập tại Nhật Bản".
Cục Quản lý lao động ngoài nước khẳng định, việc này không phù hợp quy định pháp luật của hai nước và Bản ghi nhớ hợp tác về chương trình thực tập kỹ năng.
Để tránh phát sinh sự việc nêu trên, Cục Quản lý lao động ngoài nước yêu cầu doanh nghiệp quán triệt các nhân viên của doanh nghiệp trong quá trình tư vấn, tuyển chọn, giáo dục định hướng, ký kết hợp đồng... tuyệt đối không yêu cầu người lao động ký cam kết hoặc tư vấn với nội dung thực tập sinh sẽ bị về nước nếu mang thai, sinh con trong thời gian thực tập tại Nhật Bản.
Cuối tháng 4, truyền thông Nhật Bản đưa tin một thực tập sinh kỹ thuật người Việt Nam cư trú tại thành phố Higashihiroshima (Hiroshima, Nhật Bản) đã bị bắt vì nghi ngờ bỏ thi thể một bé sơ sinh tại một khu đất trống.
Nữ thực tập sinh 19 tuổi đã thừa nhận và nói với cảnh sát rằng tất cả cáo buộc đều đúng. Đây là vụ việc thứ hai liên quan tới thực tập sinh Việt Nam sinh con tại Nhật Bản.
Trước đó, một thực tập sinh 24 tuổi bị cáo buộc bỏ lại thi thể của cặp song sinh chết lưu trong thùng carton tại nhà riêng ở thị trấn Ashikita (Kumamoto, Nhật Bản) vào tháng 11.2020.
Theo cuộc khảo sát do Cục Quản lý xuất nhập cảnh và lưu trú Nhật Bản (ISAJ) tiến hành từ tháng 8 - 11.2022 để tìm hiểu xem liệu các thực tập sinh nước ngoài có bị phân biệt đối xử khi mang thai hoặc sinh con hay không, số nữ thực tập sinh trả lời câu hỏi của ISAJ đến từ 7 quốc gia, trong đó có Việt Nam, Indonesia và Philippines.
Kết quả khảo sát cho thấy, 5,2% số nữ thực tập sinh trong cuộc khảo sát cho hay đã ký các văn bản có nội dung họ sẽ phải nghỉ việc nếu mang thai. Trong đó, có tới 70% đã ký văn bản tương tự với những tổ chức đưa thực tập sinh đến Nhật.
Cuộc khảo sát được tiến hành sau khi Chính phủ Nhật nhận khiếu nại từ một số thực tập sinh cho rằng họ bị ép nghỉ việc do mang thai hoặc sinh con, trong đó có vài trường hợp đã dẫn đến kiện tụng.
Sau kết quả của cuộc khảo sát trên, ISAJ cùng với Bộ Y tế, Lao động và phúc lợi Nhật Bản gửi thông báo cho khoảng 3.600 tổ chức giám sát trên khắp nước này, nhấn mạnh việc ép buộc thực tập sinh nghỉ việc hoặc về nước nếu mang thai là “hoàn toàn không thể chấp nhận được”.
Tọa lạc tại tầng 4, khoa sản mới sở hữu hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ tiện nghi cho phép đội ngũ bác sĩ phục vụ tận tâm nhiều sản phụ và gia đình hơn với hệ thống phòng lưu viện đa dạng: phòng đôi, phòng đơn hay phòng kangaroo dành cho trẻ sinh non. Đặc biệt, trong mỗi phòng đều được trang bị bồn tắm riêng cho bé, rất tiện lợi cho việc chăm sóc cáctừng bé tại phòng. Hệ thống 5 phòng chờ sinh với máy monitoring sản khoa hiện đại, 5 phòng cho sinh thường, một phòng mổ riêng chuyên biệt và khu chăm sóc tích cực nhi sơ sinh cùng đội ngũ bác sĩ sản khoa, nữ hộ sinh tận tình, chu đáo đảm bảo tất cả cuộc sinh được diễn ra thuận lợi.
Tại Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, chúng tôi tiếp thu và phát huy những quy trình và phác đồ điều trị của nền y học Pháp và quốc tế với những ưu điểm sau:
Xét nghiệm giúp phát hiện vi khuẩn Strep nhóm B có trong trực tràng hoặc âm đạo của sản phụ. Pháp hiện sớm và điều trị kịp thời giúp giảm thiểu nguy cơ gây nhiễm trùng sơ sinh có thể xảy ra khi chuyển dạ hoặc vỡ ối.
Xét nghiệm đã bao gồm trong chương trình sinh và thai sản trọn gói và được làm vào tháng thứ 8 của thai kỳ.
Các sản phụ có virus viêm gan B sẽ được xét nghiệm đếm virus & điều trị ngay từ quý III của thai kỳ để tránh lây nhiễm sang con. Đồng thời trẻ sơ sinh được tiêm cả vắc xin và huyết thanh chống viêm gan B trong 24h đầu sau khi sinh.