Libero velit id eaque ex quae laboriosam nulla optio doloribus! Perspiciatis, libero, neque, perferendis at nisi optio dolor!
Libero velit id eaque ex quae laboriosam nulla optio doloribus! Perspiciatis, libero, neque, perferendis at nisi optio dolor!
Tiêu chuẩn hữu cơ (Organic) là một bộ tiêu chuẩn quốc tế bao gồm những yêu cầu cơ bản dành riêng cho việc sản xuất nông nghiệp và các sản phẩm thực phẩm liên quan đến một hoặc nhiều giai đoạn trong chuỗi sản xuất sản phẩm hữu cơ.
Nông nghiệp hữu cơ (Organic Agriculture) là Hệ thống canh tác nhằm cải thiện và duy trì sức khỏe của đất từ độ màu mỡ đến nguồn dinh dưỡng trong đất,… hệ sinh thái và con người, dựa vào các quá trình tự nhiên của hệ sinh thái, sự đa dạng sinh học và các chu trình thích hợp với điều kiện địa phương, giảm thiểu việc sử dụng vật tư, nguyên liệu đầu vào như các thuốc BVTV, thuốc tăng trưởng,… có tác động bất lợi.
Chứng nhận hữu cơ Châu Âu là bằng chứng khẳng định sản phẩm đó được canh tác theo hướng nông nghiệp hữu cơ Châu Âu đảm bảo chất lượng sản phẩm và mức độ an toàn cho sản phẩm.
Tóm lại nông nghiệp hữu cơ không chỉ sản xuất ra các loại nông sản sạch tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng, mà còn nhắm tới những mục tiêu rất quan trọng khác là bảo vệ sức khỏe người nông dân, bảo vệ sức khỏe đất và bảo vệ môi trường sinh thái.
Xem thêm: Chứng nhận hữu cơ Việt Nam là gì?
Nông nghiệp hữu cơ là phương pháp sản xuất các sản phẩm nông nghiệp bằng phương pháp an toàn và thân thiện với môi trường như không dùng các nguyên liệu nhân tạo như thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh. Người nuôi trồng các sản phẩm hữu cơ cần thực hiện theo đúng quy trình và tuân theo các tiêu chuẩn sản xuất thực phẩm hữu cơ và chất xơ. Các tiêu chuẩn này sẽ bao quát toàn bộ quy trình sản xuất và sản phẩm từ lúc ở nông trại đến bữa ăn của người tiêu dùng, gồm chất lượng đất trồng, nước tưới, kiểm soát sâu bệnh, tập quán chăn nuôi, và các quy tắc về phụ gia thực phẩm.
Đối với nhà sản xuất: Có giấy chứng nhận Organic giúp nhà sản xuất phản ứng kịp thời hơn với các vấn đề trong sản xuất lien quan đến an toàn, vệ sinh thực phẩm thông qua việc kiểm soát sản xuất trong các khâu làm đất, chăm sóc cho đến khi thu hoạch và tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao và ổn định. Những cơ sở sản xuất áp dụng quy trình và được cấp chứng chỉ Organic sẽ mang lại lòng tin cho nhà phân phối, người tiêu dùng và cơ quan quản lý.
Đối với xã hội: Áp dụng TC Organic sẽ làm thay đổi tập quán sinh hoạt hiện nay. Xã hội đồng thời giảm bớt được nhiều chi phí và đảm bảo sử dụng sản phẩm an toàn thực phẩm. Từ đó giúp nâng cao được chất lượng cuộc sống cho cộng đồng.
Đây là chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ với điều kiện nghiêm ngặt nhất – và nó cũng là tiêu chuẩn thực phẩm thực sự. Sản phẩm hữu cơ dưới chứng nhận của các đại diện thuộc USDA có nhiều cấp bậc, tuy nhiên chỉ những sản phẩm chứa từ 95%-100% nguyên liệu hữu cơ (organic) mới được thể hiện dấu (logo) của USDA trên tem nhãn sản phẩm.
2. Chứng nhận của viện Tiêu chuẩn quốc gia Mỹ (American National Standard Institute)
Là một trong những chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ đầu tiên của Mỹ sau USDA. Với tiêu chuẩn của NSF, mỹ phẩm organic phải chứa ít nhất 70% thành phần (trừ nước) là hữu cơ thì mới được công bố là “contains organic ingredients”. Tuy nhiên, một số sản phẩm theo chuẩn NSF vẫn có thể dùng các thành phần hóa học – nhưng phải là những thành phần được cho phép (danh mục các chất hóa học được dùng rộng hơn USDA)
Những sản phẩm có nhãn của Nature là những sản phẩm được sản xuất theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Chuẩn này có 3 cấp độ chứng nhận :- organic cosmetics : mỹ phẩm được chứng nhận này phải đáp ứng ít nhất có 95% thành phần làm từ nguyên liệu hữu cơ.- natural cosmetics with organic portion : Mỹ phẩm chuẩn này chứa ít nhất 70% thành phần là nguyên liệu tự nhiên chuẩn organic.- natural cosmetics : 100% thành phần từ tự nhiên, không nhất thiết phải có nguyên liệu đạt chuẩn organic.
1. Chứng nhận hữu cơ của chính phủ Úc
Giống như tiêu chuẩn organic việt nam. Sản phẩm hữu cơ theo chứng nhận này cũng được phân làm 4 cấp độ như USDA:- 100% organic- Certified organic: thành phần nguyên liệu ít nhất là 95% organic.- Made with organic ingredients: thành phần ít nhất 70% nguyên liệu organic.- Nnguyên liệu hữu cơ chiếm ít hơn 70% thành phần của sản phẩm: chỉ thể hiện danh sách nguyên liệu trên tem nhãn.Và đương nhiên, thành phần còn lại phải là thực vật được sản xuất tự nhiên hoặc nếu có chất bảo quản/ phụ gia phải là tự nhiên cho phép, hoàn toàn không độc hại.
2. Chứng nhận Organic Food Chain
Đây là chứng nhận nông nghiệp hữu cơ được công nhận bởi chính phủ Úc, đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất hữu cơ và nông nghiệp sinh học sạch (Bio – dynamic). Sản phẩm theo tiêu chuẩn này cũng có 4 cấp độ:- 100% organic hoặc 100% Bio-dynamic: thành phần chứa 100% nguyên liệu được sản xuất theo tiêu chuẩn yêu cầu của chuẩn này.- Organic hoặc Bio-dynamic: thành phần chứa ít nhất 95% nguyên liệu hữu cơ hoặc quy trình sản xuất sinh học. Các thành phần còn lại phải có nguồn gốc thực vật theo chuẩn này.
Mặc dù được gọi là tiêu chuẩn dành cho sản phẩm chăm sóc cơ thể tự nhiên, BDIH yêu cầu nhà sản xuất phải sử dụng thành phần hữu cơ bất cư nơi nào có thể. BHID định nghĩa nơi có thể tức là sẵn có đầy đủ số lượng và chất lượng cũng như định nghĩa loại thực vật nào nằm trong danh sách này. Vì vậy, một sản phẩm chứa 0% thành phần hữu cơ vẫn có thể được chứng nhận BDIH. BDIH cũng duy trì danh sách các thành phần có thể được sử dụng trong các sản phẩm cho các hội viên của BDIH. BDIH là tiền bối vì tạo ra chứng nhận hữu cơ cho các sản phẩm chăm sóc cơ thể đầu tiên trên thế giới.
2. Chứng nhận Soil Association của Anh
Tổ chức này chỉ chứng nhận organic cho các sản phẩm có tỷ lệ thành phần nguyên liệu organic trên 95%. Đối với các sản phẩm có từ 70%-95% thành phần nguyên liệu organic cũng được chứng nhận bằng biểu tượng (logo) của tổ chức này, tuy nhiên trên tem nhãn phải thể hiện tỷ lệ thành phần nguyên liệu organic đã sử dụng và không có chữ "organic" trên tem nhãn. Tổ chức này không chứng nhận cho các sản phẩm có tỷ lệ thành phần nguyên liệu organic dưới 70%.
+ Bảng mô tả chi tiết hoạt động sản xuất xin cấp chứng nhận
+ Thông tin các chất đã sử dụng cho đất trồng trong thời gian 3 năm trước thu hoạch.
+ Danh sách các sản phẩm hữu cơ được trồng, chăm sóc và chế biến
+ Bảng kế hoạch hệ thống hữu cơ miêu tả các hoạt động và các chất được sử dụng.
Nông nghiệp hữu cơ là một phương pháp nông nghiệp nhằm mục đích sản xuất thực phẩm bằng cách sử dụng các chất và quy trình tự nhiên. Điều này có nghĩa là canh tác hữu cơ có xu hướng hạn chế tác động đến môi trường vì nó khuyến khích:
Ngoài ra, các quy tắc canh tác hữu cơ khuyến khích một tiêu chuẩn cao về phúc lợi động vật và yêu cầu người nông dân đáp ứng các nhu cầu hành vi cụ thể của động vật.
Các quy định của Liên minh Châu Âu về nông nghiệp hữu cơ được thiết kế để cung cấp một cấu trúc rõ ràng cho việc sản xuất hàng hóa hữu cơ trên toàn EU. Điều này nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm hữu cơ đáng tin cậy đồng thời cung cấp một thị trường công bằng cho các nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà tiếp thị.
Nông nghiệp hữu cơ là một lĩnh vực phát triển nhanh trong nông nghiệp EU, là kết quả trực tiếp của việc người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm hữu cơ. Để đối phó với những thách thức đặt ra bởi sự mở rộng nhanh chóng này và để cung cấp khuôn khổ pháp lý hiệu quả cho ngành, EU đã thông qua luật mới liên quan đến lĩnh vực hữu cơ áp dụng từ ngày 01/01/2022.
Ví dụ về những thay đổi được thực hiện theo luật hữu cơ mới bao gồm:
Luật hữu cơ mới được hỗ trợ bởi kế hoạch hành động về sản xuất hữu cơ ở EU, được đưa ra bởi Ủy ban châu Âu vào tháng 3 năm 2021.
Quy định (EU) 2018/848 của Nghị viện Châu Âu và của Hội đồng ngày 30 tháng 5 năm 2018 về sản xuất hữu cơ và dán nhãn các sản phẩm hữu cơ và bãi bỏ Quy định của Hội đồng (EC) số 834/2007 hiệu lực từ ngày 01/01/2022.