Nợ Xấu Ngân Hàng Bao Lâu Thì Bị Khởi Kiện

Nợ Xấu Ngân Hàng Bao Lâu Thì Bị Khởi Kiện

[Ưu đãi thẻ] Cuối năm ăn tiệc lớn tại nhà hàng - Thẻ OCB khao deal Grab giảm đến 200k

[Ưu đãi thẻ] Cuối năm ăn tiệc lớn tại nhà hàng - Thẻ OCB khao deal Grab giảm đến 200k

Phát hiện thông tin tín dụng của mình trên Hệ thống CIC có sai sót thì khách hàng vay cần làm gì?

Căn cứ Điều 18 Thông tư 03/2013/TT-NHNN thì trường hợp khách hàng vay phát hiện thông tin tín dụng về bản thân có sai sót, khách hàng vay có quyền khiếu nại với CIC, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc tổ chức tự nguyện để yêu cầu kiểm tra, điều chỉnh lại thông tin, nhưng không được lợi dụng khiếu nại sai sự thật.

Việc khiếu nại có thể thực hiện qua hệ thống điện tử hoặc gửi bằng văn bản, trong đó phải nêu rõ lý do kèm theo các tài liệu, căn cứ chứng minh dữ liệu có sai sót.

Nợ xấu là khoản nợ mà người vay không thể hoặc không có khả năng trả theo thỏa thuận ban đầu. Đây là một trong các thông tin tiêu cực về khách hàng vay bên cạnh thông tin về việc vi phạm nghĩa vụ thanh toán, hành vi vi phạm pháp luật, bị khởi kiện, khởi tố…, có thể ảnh hưởng đến tình hình tài chính cá nhân và khả năng vay mượn trong tương lai của khách hàng vay.

Hiện nay, nhiều ngân hàng sẽ từ chối xét duyệt hồ sơ cho vay đối với khách hàng có các khoản nợ xấu được lưu trữ trên hệ thống tính điểm tín dụng CIC.

Căn cứ Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, nợ được phân loại thành 05 nhóm gồm:

Nợ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn),

Nợ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) .

Đồng thời, khoản 8 Điều 3 Thông tư 11/2021/TT-NHNN quy định: Nợ xấu (NPL) là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. Thông tin về nợ xấu sẽ được cập nhật, lưu giữ và bảo mật để khai thác, sử dụng trên CIC.

Báo cáo thông tin tín dụng khách hàng vay cá nhân sẽ bao gồm thông tin quan hệ tín dụng (các khoản vay tại TCTD hiện thời), thông tin lịch sử nợ xấu, thông tin về bảo đảm tiền vay, thông tin điểm tín dụng,...

Về thời gian lưu giữ và cung cấp lịch sử nợ xấu trên CIC, thông tin tiêu cực về khách hàng vay chỉ được sử dụng để tạo lập sản phẩm thông tin tín dụng trong thời gian tối đa 05 năm, kể từ ngày kết thúc thông tin tiêu cực đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Điều này có nghĩa, sau 5 năm kể từ khi khách hàng tất toán khoản nợ, lịch sử nợ xấu mới được xóa khỏi sản phẩm thông tin tín dụng. Nếu khách hàng không tất toán, lịch sử nợ xấu vẫn hiện diện trên báo cáo.

Đáng chú ý, trước đây, nếu khách hàng có nợ xấu với dư nợ dưới 10 triệu đồng thì CIC sẽ ngừng cung cấp thông tin ngay sau khi khách hàng tất toán và thông tin tất toán được ngân hàng báo cáo. Tuy nhiên, từ 1/1/2024, bất kể số dư nợ xấu bao nhiêu và khách hàng đã tất toán thì thông tin nợ xấu này chỉ được xóa sau 5 năm.

Người dùng cũng chú ý, không có cơ chế nào về việc xóa nợ tại CIC, cũng như không có bất kỳ tổ chức, cá nhân nào có thể thực hiện được việc xoá nợ trước thời hạn đã quy định. Do đó, để duy trì một hồ sơ tín dụng tích cực, khách hàng cần chú ý thanh toán đúng hạn khoản nợ bao gồm cả gốc lẫn lãi để tránh phát sinh lãi suất quá hạn. Sau khi đã thanh toán khoản nợ, khách hàng cần chủ động thông báo với cán bộ tín dụng để tất toán khoản nợ và thực hiện các bước xác minh nếu cần thiết.

Quy mô tổng nợ xấu các ngân hàng giảm tốc nhưng chất lượng kém đi, nợ "dưới tiêu chuẩn" chuyển sang nhóm "nghi ngờ" và "khả năng mất vốn" nhiều hơn.

Nợ xấu đang là một điểm nóng của ngành ngân hàng. Hai quý đầu năm, chỉ tiêu này liên tục tăng tạo áp lực lên hoạt động, kết quả kinh doanh bị bào mòn, trong khi việc cấp tín dụng cũng trở nên thận trọng hơn. Áp lực này tiếp tục gia tăng trong quý III, nhưng không chỉ ở quy mô tổng nợ xấu mà còn là chất lượng các khoản nợ.

Nợ xấu phân loại dựa trên tiêu chí về thời gian quá hạn trả nợ. Nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) là nợ quá hạn 91 đến 180 ngày. Nếu thời gian quá hạn 181 ngày đến 360 ngày, khoản nợ này được phân vào nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và quá 361 ngày là nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Nợ quá hạn càng lâu, khả năng thu hồi càng thấp. Đây cũng là lý do việc trích lập dự phòng tăng dần từ 20% với nợ nhóm 3 lên 50% với nợ nhóm 4 và 100% với nợ nhóm 5.

Trên báo cáo tài chính các nhà băng, sự thay đổi trong quý III so với nửa đầu năm nay chủ yếu ở tỷ trọng nhóm 3 và nhóm 4-5. Trong đó, quy mô nợ nhóm 3 có xu hướng giảm, nhưng nợ nhóm 4 và 5 đều tăng mạnh. Tích cực là tốc độ hình thành nợ xấu đang có xu hướng chậm lại, nhưng vấn đề là mức độ quá hạn đang có xu hướng gia tăng với các khoản nợ xấu cũ.

So với quý II, nợ nhóm 3 của Vietcombank giảm gần 8%, nhưng nợ nhóm 4 hơn gấp đôi, còn nợ nhóm 5 tăng hơn 30%. Diễn biến tương tự với VietinBank và BIDV. Nợ nhóm 3 của VietinBank tại cuối quý III chỉ bằng một nửa so với ba tháng trước đó, nhưng nợ nhóm 4 cao hơn gấp đôi, nợ nhóm 5 tăng hơn 25%.

Với nhóm ngân hàng tư nhân, diễn biến có phần kém tích cực hơn. Nợ nhóm 3 hầu hết không giảm, chỉ tăng với tốc độ thấp hơn nửa đầu năm. Trong khi đó, nợ nhóm 4 và 5 có xu hướng tăng mạnh hơn.

Tại Techcombank, quy mô nợ nhóm 3-5 đến cuối quý III đều tăng so với cuối quý I và II. Tổng nợ xấu của nhà băng tại ngày 30/9 là gần 6.500 tỷ đồng, tăng gần 30% so với ba tháng trước đó. Với VPBank, điểm tích cực là nợ nhóm 3 và 5 không biến động mạnh, nhưng nợ nhóm 4 tăng thêm gần 38%.

Theo Công ty chứng khoán VPBank (VPBank Securities), tổng quy mô nợ nhóm 4 của các ngân hàng niêm yết đến cuối quý III là 73.604 tỷ đồng, tăng hơn 31% so với khi kết thúc quý II.

"Tỷ lệ nợ xấu trung bình của các ngân hàng niêm yết vẫn dưới mức trần là 3% nhưng cũng là đáng cảnh báo ở thời điểm tình hình kinh tế khó khăn", báo cáo triển vọng ngành ngân hàng của VPBank Securities viết.

Nếu so với đầu năm, quy mô nợ xấu của hệ thống cũng neo ở mức cao. Tỷ lệ nợ xấu của top 25 ngân hàng niêm yết lớn nhất tăng lên 2,24% tại cuối quý III - mức cao nhất kể từ năm 2017.

Một tín hiệu tích cực khi tổng % nợ nhóm 2 đã giảm xuống 2,3% vào cuối quý III so với 2,5% vào cuối quý II. "Sự hình thành nợ xấu đang chậm lại", báo cáo mới nhất của VNDirect về ngành ngân hàng, đánh giá. Tuy nhiên nhóm phân tích cho rằng trong bối cảnh hoạt động kinh tế còn đang khó khăn, chi phí dự phòng sẽ tiếp tục bào mòn lợi nhuận của các ngân hàng trong những quý tới.

Nợ xấu ngân hàng là gì? Theo quy định pháp luật thì nhóm nợ nào sẽ được xem là nợ xấu ngân hàng?

Nợ xấu ngân hàng được hiểu là các khoản nợ khó đòi khi người vay không thể trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng với ngân hàng.

Theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Thông tư 11/2021/TT-NHNN thì nợ xấu (NPL) là nợ xấu nội bảng, gồm nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.

Dẫn chiếu khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, theo phương pháp định lượng thì nhóm nợ được xem là nợ xấu ngân hàng gồm:

(1) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

- Khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày (Trừ khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn).

- Khoản nợ gia hạn nợ lần đầu còn trong hạn (Trừ khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1), khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn.).

- Khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo thỏa thuận (Trừ khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn.)

- Khoản nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:

+ Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 126 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung);

+ Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 127 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung);

+ Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 128 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung);

- Khoản nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra;

- Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

- Khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 10 Thông tư này.

- Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này.

(2) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày (Trừ khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn).

- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu (Trừ khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn).

- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai còn trong hạn (Trừ khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1), khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn.).

- Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi.

- Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra đến 60 ngày mà chưa thu hồi được.

- Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

- Khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 10 Thông tư này.

- Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này.

(3) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

- Khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 91 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên (Trừ khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1)).

- Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều này chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

- Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra trên 60 ngày mà chưa thu hồi được;

- Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

- Khoản nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang bị phong tỏa vốn và tài sản;

- Khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư này.

- Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này.

Nợ xấu ngân hàng (Hình từ Internet)