Hướng Dẫn Làm Slide Bảo Vệ Khóa Luận Tốt Nghiệp

Hướng Dẫn Làm Slide Bảo Vệ Khóa Luận Tốt Nghiệp

Có nhiều con đường để dẫn đến thành công, đại học không phải con đường duy nhất nhưng nó có thể là con đường dễ đi hơn cả. Bởi xã hội ngày càng coi trọng lao động tri thức, những người có tấm bằng cử nhân trên tay ra trường sẽ dễ kiếm việc làm hơn. Vào trường đại học không dễ, để tốt nghiệp loại khá trở lên lại càng khó hơn.  Phổ biến hai cách để đánh giá sinh viên có đủ điều kiện tốt nghiệp hay không, đó là thi và làm khóa luận.

Có nhiều con đường để dẫn đến thành công, đại học không phải con đường duy nhất nhưng nó có thể là con đường dễ đi hơn cả. Bởi xã hội ngày càng coi trọng lao động tri thức, những người có tấm bằng cử nhân trên tay ra trường sẽ dễ kiếm việc làm hơn. Vào trường đại học không dễ, để tốt nghiệp loại khá trở lên lại càng khó hơn.  Phổ biến hai cách để đánh giá sinh viên có đủ điều kiện tốt nghiệp hay không, đó là thi và làm khóa luận.

Hành trang mang theo sau khi ra trường

Dễ thấy Khóa luận tốt nghiệp giúp làm đẹp bảng điểm, làm đẹp CV xin việc. Nhà tuyển dụng biết rõ giá trị của khóa luận tốt nghiệp sẽ rất coi trọng ứng viên đã từng hoàn thành luận văn này. Điều này giúp các bạn tăng cơ hội tìm được công việc ưng ý cho mình.

Các bước để hoàn thành khóa luận đều rất có ích, sinh viên sẽ tích lũy cho mình được rất nhiều kỹ năng cần có cho công việc sau này. Bởi đó đều là những kỹ năng cần thiết, khả dụng. Có thể nói sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp là đã trang bị cho mình thêm một tầng kiến thức và kinh nghiệm cho vào hành trang ra trường sau này.

Khóa luận tốt nghiệp thường đạt điểm cao

Đây là lợi ích dễ thấy và thu hút sinh viên nhất trong việc quyết định làm khóa luận. Bởi đây, là một công việc khó khăn và cần bỏ ra nhiều công sức thế nên kết quả đem lại cũng xứng tầm. Về lượng, mỗi bài khóa luận thường dài hơn 100 trang (khoảng 50 nghìn từ). Quá trình làm việc phải báo cáo liên tục với người hướng dẫn xem có đạt hay không nên chất lượng được đảm bảo. Một số trường còn yêu cầu sinh viên thuyết trình bảo vệ luận văn, việc đánh giá càng trở nên chính xác. Vì thế, điểm 8 trở lên là kết quả có cơ sở.

Những sinh viên muốn nâng điểm tổng kết, tăng bậc xếp loại bằng tốt nghiệp của mình thì khóa luận tốt nghiệp là cơ hội vô cùng tốt. Bởi bài luận này tương đương với ít nhất 7 tín chỉ (khoảng 3 môn học) cho cả học kì cuối, nếu đạt điểm B trở lên thì điểm tổng sẽ kéo lên rất nhiều. Tưởng tượng, ở bậc đại học việc thi 3 môn tốt nghiệp cuối kì mỗi môn đạt 8 điểm là điều vô cùng khó khăn.

Lẽ thường, đây là đề tài cá nhân vì thế sinh viên được tự do chọn đề tài khóa luận mà mình sẽ thực hiện ( thường là những đề tài gần gũi mà bạn am hiểu). Năm học cuối là thời gian các bạn sinh viên đang làm thực tập tốt nghiệp, việc nghiên cứu đề tài sẽ rộng mở và nhận được nhiều sự giúp đỡ hơn. Vì thế các bạn sinh viên thường lựa chọn đề tài liên quan đến cơ quan mà bạn đó thực tập. Cộng thêm sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn, các bạn sẽ có thể phát huy những điểm mạnh và sở trường của mình. Việc đạt điểm tốt luôn nằm trong tầm tay.

Những sinh viên có tính thực dụng

Ngày nay không nhiều sinh viên đam mê với nghiên cứu khoa học. Các đề tài nghiên cứu thường khá khô khan, các bạn thường cân đo đong đếm tính toán thiệt hơn kĩ càng mới quyết định làm hay không làm. Một số người thấy thi tốt nghiệp lợi hơn nên đã từ chối làm luận văn. Lý do đưa ra là, dù luận văn tốt nghiệp điểm có cao thì cũng không giúp bạn đó đổi màu bằng.

Ngoài ra, làm luận văn tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc trong khi thi tốt nghiệp lên trường học không quá vất vả mà chỉ cần dồn công sức thi lúc gần thi.Các bạn còn cho rằng, thời gian đó tập trung vào việc thực tập, đi làm thêm, làm việc thực tế có ích cho công việc sau này hơn. Các bạn còn sợ phải “đi” thầy cô hướng dẫn,  Tóm lại với các bạn đó thì sẽ tiết kiệm công sức và tiền bạc hơn.

Xem thêm: Kiến tập là gì? Làm thế nào để kỳ kiến tập  của bạn thành công?

Vì sao nhiều người e ngại việc làm khóa luận tốt nghiệp?

Mặc dù nhiều lợi ích là thế tuy nhiên gần đây rất nhiều sinh viên lựa chọn thi tốt nghiệp thay vì làm khóa luận. Nguyên do vì đâu đãn đến tình trạng này, chúng ta cùng tìm hiểu:

Xây dựng đề tài nghiên cứu

Bước tiếp theo, bạn phải xây dujeng được đề cương nghiên cứu, để có thể phác họa các bước cần phải làm. Nó như xương sống của khóa luận tốt nghiệp, nếu làm đúng và tốt, công việc sau này sẽ trở nên thuận lợi, và chỉ việc đi vào chi tiết. Cụ thể, bạn sẽ lập một cái dàn ý, không cần đi sâu từng mục mà tóm lược các ý chính trong phần mở đầu, nội dung nghiên cứu (các đề mục nhỏ) và phần kết luận.

Sau khi hoàn thành bạn cần gửi giáo viên xem xét đã ổn hay chưa đề đi làm làm chi tiết. Nếu có đóng góp thì sửa lại và hoàn chỉnh nó.

Phần mở bài cần đảm bảo các ý sau, thực chất là trả lời các câu hỏi:

- Nếu xem xét tính cấp thiết của đề tài, nó sẽ đem lại giá trị như thế nào? Vì sao bạn lại lựa chọn nó?

- Tình hình nghiên cứu đề tài: các nghiên cứu khoa học đi trước cùng lĩnh vực

- Mục đích nghiên cứu đề tài: nghiên cứu để làm gì, có tác dụng như nào?

- Đối tượng nghiên cứu: đề tài nghiên cứu về cái gì cụ thể?

- Phạm vi nghiên cứu: về mặt không gian và thời gian

- Phương pháp nghiên cứu: những phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài

- Kết cấu của khóa luận: Giới thiệu tên các đề mục chính

Được chọn làm khóa luận đã là một niềm tự hào

Có thể thấy, những trường đại học danh giá tốp  đầu mới thực hiện việc lựa chọn sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp ví như: Đại học Ngoại thương, Đại học Quốc gia Hà nội, Đại học Sư Phạm, Học viện Báo chí và Tuyên truyền... Hơn thế, các trường chỉ lựa chọn khoảng 5% sinh viên mỗi lớp được thực hiện luận văn tốt nghiệp. Tức là, bạn học trong một ngôi trường tốt và là sinh viên giỏi của lớp đó (top đầu của lớp dựa trên xếp hạng học lực để xét) thì mới được xem xét làm khóa luận tốt nghiệp. Tuy nhiên, học giỏi vẫn chưa đủ, bạn còn cần có hạnh kiểm tốt, những năm học trước đó không vi phạm bất kì nội quy nào của trường (gian lận trong thi cử, đóng học phí đúng hạn...). Vì thế, vinh dự này không phải ai cũng có.

Những ngôi trường trên coi trọng việc nghiên cứu đề tài khoa học một cách nghiêm túc, vì thế những sinh viên khá giỏi mới có khả năng thực hiện nó.

Về phía thầy cô và nhà trường

Các sinh viên đi trước sẽ để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho đàn em đi sau. Một số trường “bị” phản ánh chấm chặt, yêu cầu cao, hỏi khó lúc bảo vệ luận văn sẽ khiến các bạn sinh viên e ngại. Một số trường ngược lại, dễ quá, nhiều tiêu cực, không thực tế cũng làm các bạn sinh viên không mặn mà khi nghĩ điểm của mình không phải là thật, mất nhiều công sức làm ra cũng không được coi trọng.

Các giảng viên đại học cũng rất bận mải, thầy cô thường chỉ hướng đi cho bạn chứ không có thời gian chỉ bảo từng bước. Đặc biệt là những giảng viên có tiếng sẽ rất bận, yêu cầu càng cao. Nhất là khi các thầy còn phải hướng dẫn các bạn khác, thời gian kèm cặp từng người là có hạn. Nếu không quen thân, bám sát các giảng viên thì bạn sẽ phải xác định “tự bơi” là chính. Không phải ai cũng có năng lực làm việc độc lập mạnh, ngại khó ngại khổ thì sẽ chọn không làm.

Nội dung chính, các chương, mục của khóa luận

Thông thường, khóa luận tốt nghiệp có kết cấu từ 3 đến 5 chương, trong mỗi chương có các mục nhỏ hơn. Các chương thường có hướng lý luận - thực tiễn (tiêu cực và tích cực, điểm mạnh và điểm yếu) - giải pháp”, tùy vào đề tài mà ta có kết cấu khác nhau.

Từ các chương ta triển khai đi sâu vào từng mục. Nắm chặt các ý chính để phát triển mở rộng bài viết thêm phong phú, hiệu quả.

Ở phần này, sinh viên cần tóm tắt ngắn gọn, cụ thể kết quả đề tài nghiên cứu thu hoạch được, từ đó đề ra hướng đi mới.

Để làm được tốt các phần trên, sinh viên cần thu thập tài liệu liên quan, xử lý các thông tin có được. Có thể tài liệu trên mạng, thư viện trường, hỏi các thầy cô. Có tài liệu việc nghiên cứu sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Ngoài ra các bạn cần báo cáo tiến độ làm việc thầy cô đảm bảo việc hoàn thành đúng hạn. Mỗi lần gặp mặt trao đổi với người hướng dẫn cần in ra để thuận lợi cho việc chỉnh sửa, hãy xác định tinh thần cho việc tiêu tốn tiền bạc vào in ấn bởi bạn sẽ phải in ra sửa lại ít nhất năm lần.

Không có câu trả lời chính xác cho việc nên hay không nên làm khóa luận tốt nghiệp. Tùy vào hoàn cảnh cá nhân và ngôi trường bạn theo học để quyết định đâu là lựa chọn tốt nhất cho bản thân. Tuy nhiên nếu bạn đã quyết định chọn làm khóa luận thì hãy nhớ, dù phải trải qua rất nhiều khó khăn vất vả, nhưng khi hoàn thành bạn sẽ vô cùng tự hào về bản thân. Nếu đạt điểm tốt, cảm giác như đạt được một thành tựu “nho nhỏ” vậy, đời sinh viên sẽ có thêm một nốt nhạc đáng nhớ.

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên hướng dẫn một số nội dung và quy trình tổ chức đánh giá khóa luận, luận văn, luận án theo hình thức trực tuyến như sau:

Việc bảo vệ tốt nghiệp trực tuyến được thực hiện trong trường hợp không tổ chức được bảo vệ tốt nghiệp tập trung, khi người học đáp ứng đủ các điều kiện bảo vệ khóa luận, luận văn, luận án tốt nghiệp theo quy định của quy chế đào tạo hiện hành.

Việc tổ chức bảo vệ tốt nghiệp trực tuyến phải bảo đảm đáp ứng những yêu cầu sau:

– Tuân thủ quy định về tiêu chuẩn, yêu cầu và số lượng thành viên hội đồng đánh giá khóa luận, luận văn, luận án tốt nghiệp (sau đây gọi chung là hội đồng);

– Thông tin về buổi bảo vệ tốt nghiệp được cung cấp đến các đơn vị, cá nhân có liên quan và công khai trên website của Nhà trường trong đó nêu rõ: địa điểm, thành phần tham dự và cách thức tham dự buổi bảo vệ trực tuyến.

– Được sự đồng thuận của các thành viên hội đồng và người học (bằng văn bản); các thành viên hội đồng, người học phải được chuẩn bị các kỹ năng cần thiết để sử dụng các thiết bị, phần mềm hỗ trợ họp trực tuyến trước buổi bảo vệ;

– Diễn biến của buổi bảo vệ tốt nghiệp trực tuyến được ghi hình, ghi âm đầy đủ và lưu trữ kèm theo hồ sơ của người học;

– Biên bản của buổi bảo vệ tốt nghiệp trực tuyến (bao gồm cả quyết nghị của hội đồng) do Thư kí hội đồng chịu trách nhiệm ghi chép và công khai ngay trong buổi bảo vệ tốt nghiệp, sau đó được gửi đến các thành viên hội đồng tham gia buổi bảo vệ và người học để xác nhận và gửi lại cơ sở đào tạo cùng phiếu đánh giá của từng thành viên hội đồng;

– Phần mềm hỗ trợ truyền hình trực tuyến và cơ sở hạ tầng kết nối tổ chức các buổi bảo vệ trực tuyến phải bảo đảm độ an toàn, tính bảo mật, chất lượng về âm thanh, hình ảnh kết nối tới tất cả các cá nhân tham gia.

– Phòng Đào tạo, Trung tâm Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Phòng Tổ chức cán bộ – Hành chính, các Khoa cùng phối hợp tổ chức buổi bảo vệ trực tuyến.

– Kinh phí chi cho các hội đồng họp theo hình thức trực tuyến áp dụng như họp theo hình thức trực tiếp (theo quy chế chi tiêu nội bộ hiện hành).

2. Quy trình tổ chức chấm khóa luận tốt nghiệp:

– Các thành viên hội đồng có giấy xác nhận thời gian, hình thức bảo vệ (Mẫu 01) gửi tới Khoa.

– Khoa hỗ trợ các thành viên hội đồng trong việc sử dụng các thiết bị, phần mềm hỗ trợ họp trực tuyến.

– Thành phần tham dự buổi bảo vệ gồm: sinh viên, các thành viên hội đồng và các đại biểu (nếu có).

– Đối với các chương trình đào tạo đặc biệt, đại diện Khoa tuyên bố lí do, công bố quyết định thành lập Hội đồng chấm khoá luận tốt nghiệp, giới thiệu đại biểu và mời Chủ tịch hội đồng điều khiển buổi bảo vệ. Đối với chương trình đào tạo chuẩn, Chủ tịch hội đồng công bố quyết định thành lập Hội đồng và điểu khiển buổi bảo vệ.

– Chủ tịch hội đồng công bố danh sách thành viên có mặt bảo đảm điều kiện (theo quy chế) để Hội đồng có thể làm việc.

– Sinh viên trình bày nội dung khoá luận trong thời gian không quá 15 phút.

– Các phản biện đọc nhận xét (nếu vắng mặt thì Thư kí hội đồng đọc).

– Hội đồng và những người tham dự nêu câu hỏi để kiểm tra kiến thức và trình độ của sinh viên.

– Sinh viên trả lời những câu hỏi nêu ra.

– Người hướng dẫn nhận xét về quá trình nghiên cứu và học tập của sinh viên.

– Các thành viên hội đồng cho điểm vào phiếu chấm khoá luận tốt nghiệp sau đó scan hoặc chụp ảnh gửi cho Thư kí hội đồng làm căn cứ tổng hợp kết quả tại thời điểm bảo vệ.

– Thư kí tổng hợp kết quả đánh giá của Hội đồng.

– Hội đồng thảo luận (họp riêng) để thông qua kết luận và thống nhất biên bản buổi bảo vệ (các thành viên Hội đồng xác nhận đồng ý với kết luận và biên bản).

– Chủ tịch hội đồng đọc kết luận và kết quả đánh giá của Hội đồng đối với khoá luận.

– Chủ tịch hội đồng tuyên bố bế mạc buổi bảo vệ khoá luận tốt nghiệp.

Toàn bộ tiến trình bảo vệ được ghi âm, ghi hình (Hội đồng thực hiện).

Sau buổi bảo vệ, biên bản của buổi bảo vệ được gửi đến các thành viên hội đồng tham gia buổi bảo vệ để xác nhận cùng bản in có chữ kí phiếu đánh giá của từng thành viên hội đồng (Bộ môn thực hiện).

3. Quy trình tổ chức đánh giá luận văn thạc sĩ

– Sau khi 02 phản biện có bản nhận xét và các thành viên hội đồng có giấy xác nhận thời gian, hình thức bảo vệ (Mẫu 02), Khoa gửi hồ sơ và giấy mời trong đó có thông tin liên quan đến buổi bảo vệ (thời gian, hình thức họp, phần mềm hỗ trợ và các thông tin liên quan) tới các thành viên hội đồng, đại diện Phòng Đào tạo, cán bộ hướng dẫn, các đại biểu.

– Khoa hỗ trợ các thành viên hội đồng trong việc sử dụng các thiết bị, phần mềm hỗ trợ họp trực tuyến.

– Thành phần tham dự buổi bảo vệ trực tuyến gồm: học viên, đại diện Khoa, đại diện Phòng Đào tạo, đại diện cán bộ hướng dẫn, các thành viên hội đồng và các đại biểu (nếu có).

– Đại diện Khoa tuyên bố lí do, công bố quyết định thành lập Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, giới thiệu đại biểu và mời Chủ tịch hội đồng điều khiển buổi bảo vệ;

– Chủ tịch hội đồng công bố danh sách thành viên có mặt bảo đảm điều kiện (theo quy chế) để Hội đồng có thể làm việc.

– Thư kí hội đồng đọc lí lịch khoa học và thông báo kết quả học tập của học viên.

– Học viên trình bày nội dung luận văn trong thời gian không quá 20 phút.

– Các phản biện đọc nhận xét (nếu vắng mặt thì Thư kí hội đồng đọc).

– Hội đồng và những người tham dự nêu câu hỏi để kiểm tra kiến thức và trình độ của học viên.

– Học viên trả lời những câu hỏi nêu ra.

– Người hướng dẫn đọc bản nhận xét về quá trình nghiên cứu và học tập của học viên (nếu vắng mặt thì Thư kí hội đồng đọc).

– Các thành viên hội đồng cho điểm vào phiếu đánh giá luận văn sau đó scan hoặc chụp ảnh gửi cho Thư kí hội đồng làm căn cứ tổng hợp kết quả tại thời điểm bảo vệ.

– Thư kí tổng hợp kết quả đánh giá của hội đồng.

– Hội đồng thảo luận (họp riêng) để thông qua kết luận và thống nhất biên bản buổi bảo vệ (các thành viên hội đồng xác nhận đồng ý với kết luận và biên bản).

– Chủ tịch hội đồng đọc kết luận và kết quả đánh giá của hội đồng đối với luận văn.

– Đại biểu chúc mừng học viên (nếu có).

– Chủ tịch hội đồng tuyên bố bế mạc buổi bảo vệ luận văn thạc sĩ.

Toàn bộ tiến trình bảo vệ được ghi âm, ghi hình và lưu dưới dạng đĩa CD trong hồ sơ bảo vệ của học viên (Khoa thực hiện).

Sau buổi bảo vệ, biên bản của buổi bảo vệ được gửi đến các thành viên hội đồng tham gia buổi bảo vệ để xác nhận và gửi lại lưu hồ sơ bảo vệ của học viên cùng bản in có chữ kí phiếu đánh giá của từng thành viên hội đồng (Khoa thực hiện).

4. Quy trình tổ chức đánh giá/chấm luận án tiến sĩ

4.1. Đánh giá luận án tiến sĩ cấp cơ sở

4.1.1. Chuẩn bị cho buổi bảo vệ:

– Sau khi các thành viên hội đồng có bản nhận xét và giấy xác nhận thời gian, hình thức bảo vệ (Mẫu 03), Khoa gửi hồ sơ và giấy mời trong đó có thông tin liên quan đến buổi bảo vệ (thời gian, hình thức họp, phần mềm hỗ trợ và các thông tin liên quan) tới các thành viên hội đồng, đại diện Phòng Đào tạo, cán bộ hướng dẫn và các đại biểu.

– Khoa hỗ trợ các thành viên hội đồng trong việc sử dụng các thiết bị, phần mềm hỗ trợ họp trực tuyến.

– Thành phần tham dự buổi bảo vệ gồm: nghiên cứu sinh (NCS), đại diện Khoa, đại diện Phòng Đào tạo, các thành viên hội đồng, cán bộ hướng dẫn, các đại biểu (nếu có).

– Đại diện Khoa tuyên bố lí do, công bố quyết định thành lập hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp cơ sở, giới thiệu đại biểu và mời Chủ tịch hội đồng điều khiển buổi bảo vệ;

– Chủ tịch hội đồng công bố thành phần hội đồng có mặt bảo đảm điều kiện để Hội đồng có thể làm việc.

– Thư kí hội đồng công bố lí lịch khoa học, bảng điểm của NCS.

– NCS trình bày tóm tắt nội dung bản dự thảo luận án tiến sĩ (không hạn chế thời gian).

– Hai phản biện luận án đọc bản nhận xét dự thảo luận án (nếu vắng mặt 1 người thì Thư kí hội đồng đọc).

– Các thành viên và những người dự họp đặt câu hỏi hoặc thảo luận, phát biểu ý kiến về những kết quả đã đạt được, những vấn đề chưa đạt, những điểm cần bổ sung sửa chữa và NCS trả lời những câu hỏi đã đặt ra.

– Người hướng dẫn NCS đọc nhận xét về quá trình học tập nghiên cứu của NCS.

– Hội đồng họp riêng, đưa ra kết luận về kết quả của luận án (quyết nghị). Các thành viên hội đồng xác nhận vào phiếu nhận xét sau đó scan hoặc chụp ảnh gửi cho Thư kí hội đồng làm căn cứ tổng hợp kết quả tại thời điểm bảo vệ (có trong hồ sơ đã được gửi tới các thành viên hội đồng).

– Hội đồng tiến hành thông qua danh sách gửi tóm tắt luận án (ít nhất 50 địa chỉ).

– Chủ tịch hội đồng công bố kết luận của Hội đồng về nội dung, kết quả và ý kiến của Hội đồng về bản dự thảo luận án và dự thảo tóm tắt luận án.

– NCS phát biểu ý kiến và các đại biểu phát biểu ý kiến (nếu có).

– Chủ tịch hội đồng cảm ơn và tuyên bố bế mạc.

Toàn bộ tiến trình bảo vệ được ghi âm, ghi hình và lưu dưới dạng đĩa CD trong hồ sơ bảo vệ của NCS (Khoa thực hiện).

Sau buổi bảo vệ, biên bản của buổi bảo vệ được gửi đến các thành viên hội đồng tham gia buổi bảo vệ để xác nhận và gửi lại lưu hồ sơ bảo vệ của NCS cùng bản in có chữ kí phiếu nhận xét của từng thành viên hội đồng (Khoa thực hiện).

4.2. Chấm luận án tiến sĩ cấp Đại học Quốc gia

4.2.1. Chuẩn bị cho buổi bảo vệ:

– Sau khi các thành viên hội đồng có bản nhận xét và giấy xác nhận thời gian, hình thức bảo vệ (Mẫu 04), Phòng Đào tạo tiến hành các thủ tục báo cáo Đại học Quốc gia Hà Nội về kế hoạch, quy trình tổ chức và hồ sơ bảo vệ chi tiết trước 1 tuần; đăng báo Nhân dân trước 10 ngày, gửi hồ sơ và giấy mời trong đó có thông tin liên quan đến buổi bảo vệ (thời gian, hình thức họp, phần mềm hỗ trợ và các thông tin liên quan) tới các thành viên hội đồng, đại diện Khoa, cán bộ hướng dẫn, các đại biểu.

– Phòng Tổ chức cán bộ – Hành chính bố trí phòng họp hội đồng (theo yêu cầu).

– Trung tâm Công nghệ Thông tin và Truyền thông bố trí cán bộ phối hợp với Phòng Đào tạo trong việc hỗ trợ các thành viên hội đồng trong việc sử dụng các thiết bị, phần mềm hỗ trợ họp trực tuyến; chuẩn bị thiết bị trong phòng họp hội đồng (theo yêu cầu).

– Thành phần tham dự buổi bảo vệ gồm: nghiên cứu sinh (NCS), đại diện Khoa, đại diện Phòng Đào tạo, các thành viên hội đồng, cán bộ hướng dẫn, các đại biểu (nếu có).

– Đại diện Phòng Đào tạo tuyên bố lí do, công bố quyết định thành lập Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án tiến sĩ, giới thiệu đại biểu và mời Chủ tịch hội đồng điều khiển buổi họp.

– Chủ tịch hội đồng công bố danh sách thành viên có mặt bảo đảm điều kiện (theo quy chế) để Hội đồng có thể làm việc và công bố chương trình làm việc.

– Thư kí hội đồng đọc lí lịch khoa học của NCS và các điều kiện cần thiết để NCS được bảo vệ luận án (về văn bằng, bảng điểm).

– Các thành viên hội đồng và những người tham dự nêu câu hỏi hoặc ý kiến thắc mắc (nếu có) về lí lịch khoa học và quá trình đào tạo của NCS.

– NCS trình bày nội dung luận án trong thời gian không quá 30 phút.

– Các phản biện đọc nhận xét (nếu vắng mặt 1 người thì Thư kí hội đồng đọc).

– Thư kí hội đồng đọc bản tổng hợp các nhận xét khác.

– Hội đồng và những người tham dự nêu câu hỏi để kiểm tra kiến thức và trình độ nghiên cứu khoa học của NCS.

– NCS trả lời những câu hỏi nêu ra.

– Đại diện tập thể hướng dẫn phát biểu ý kiến.

– Hội đồng họp riêng, bầu ban kiểm phiếu, bỏ phiếu (có trong hồ sơ đã được gửi tới các thành viên hội đồng) sau đó scan hoặc chụp ảnh gửi cho ban kiểm phiếu làm căn cứ tổng hợp kết quả tại thời điểm bảo vệ, kiểm phiếu, thảo luận thông qua Quyết nghị của Hội đồng.

– Trưởng ban kiểm phiếu công bố kết quả đánh giá luận án.

– Chủ tịch hội đồng (hoặc ủy nhiệm cho Thư kí hội đồng) đọc Quyết nghị của hội đồng.

– Chủ tịch hội đồng trao lại quyền điều khiển cho đại diện Phòng Đào tạo.

– Các đại biểu phát biểu ý kiến.

– Đại diện Phòng Đào tạo tuyên bố kết thúc buổi bảo vệ.

Toàn bộ tiến trình bảo vệ được ghi âm, ghi hình và lưu dưới dạng đĩa CD trong hồ sơ bảo vệ của học viên (Phòng Đào tạo thực hiện).

Sau buổi bảo vệ, biên bản của buổi bảo vệ được gửi đến các thành viên hội đồng tham gia buổi bảo vệ để xác nhận và gửi lại lưu hồ sơ bảo vệ của học viên cùng bản in có chữ kí phiếu chấm của từng thành viên hội đồng (Phòng Đào tạo thực hiện).

– Hướng dẫn tại công văn này không áp dụng đối với trường hợp những luận án tiến sĩ bảo vệ theo chế độ mật.

– Hướng dẫn này áp dụng tương tự cho các NCS bảo vệ ở 2 cấp (đánh giá tổng thể luận án ở đơn vị chuyên môn và đánh giá luận án trước hội đồng đánh giá luận án).

– Hướng dẫn này có hiệu lực kể từ ngày kí./.

Xem chi tiết thông báo tại đây.