Công Nghệ Thông Tin Chương Trình Liên Kết Việt Pháp

Công Nghệ Thông Tin Chương Trình Liên Kết Việt Pháp

Vị trí công việc chính của sinh viên sau khi ra trường bao gồm:

Vị trí công việc chính của sinh viên sau khi ra trường bao gồm:

Chương trình Công nghệ thông tin (Việt – Nhật)

Thời gian đào tạo 3,5 năm – 120 tín chỉ

Tổ hợp môn xét tuyển A00: Toán, Vật lý, Hóa học A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh​D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh D28: Toán, Vật lý, Tiếng Nhật

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 120 tín chỉ, Giáo dục thể chất (90 tiết) và Giáo dục quốc phòng (165 tiết)

Chương trình cử nhân Công nghệ thông tin Việt – Nhật là chương trình học được xây dựng bởi các giáo sư hàng đầu của Nhật bản và Việt Nam, dựa trên chuẩn kỹ năng công nghệ thông tin của Nhật Bản. Sinh viên được trang bị khối kiến thức đại cương về khoa học tự nhiên và đào tạo kiến thức chuyên sâu về công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin, mạng máy tính, kỹ thuật máy tính; kỹ năng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và nắm bắt các xu thế công nghệ mới.

b. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Tốt nghiệp chương trình Công nghệ thông tin (trình độ đại học) sinh viên đạt được các chuẩn đầu ra sau:

Sinh viên tốt nghiệp ngành có thể làm việc trong các lĩnh vực cụ thể sau:

Cụ thể sinh viên có năng lực để làm việc tại các vị trí, chức danh sau:

Chương trình Công nghệ thông tin Việt - Nhật của Học viện tập trung vào việc đào tạo những kỹ sư Công nghệ thông tin có trình độ cao định hướng theo thị trường Nhật Bản. Sinh viên sẽ được trang bị kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, khả năng sáng tạo để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, sinh viên cũng sẽ được đào tạo trình độ ngoại ngữ tiếng Nhật tương đương N3 để nâng cao khả năng giao tiếp và làm việc, tăng khả năng thành công khi tham gia vào doanh nghiệp Nhật Bản. Đặc biệt, Chương trình kỹ sư công nghệ thông tin Việt - Nhật được thiết kế theo tiêu chuẩn kỹ sư công nghệ thông tin Nhật Bản ITSS (Skill Standards for Information Technology Professionals) nhằm giúp các sinh viên có thể phát triển tốt nhất các kỹ năng và năng lực của mình trong công việc tương lai. Sau khi hoàn thành chương trình, sinh viên sẽ có đủ năng lực để đạt được các chứng chỉ chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn kỹ sư công nghệ thông tin Nhật bản ITSS như IT Passport (Information Technology Passport Examination), IT FE (Fundamental Information Technology Engineer Examination) đồng thời mở ra cánh cửa nghề nghiệp rộng lớn tại Nhật Bản và trên toàn cầu. Chương trình kỹ sư công nghệ thông tin Việt - Nhật được xây dựng với mục tiêu : i – Tăng cường kỹ năng công nghệ thông tin thông qua việc học hỏi và áp dụng công nghệ, quy trình làm việc của Nhật Bản; ii – Phát huy lợi thế đi đầu trong đào tạo nhân lực ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam theo định hướng thị trường Nhật Bản; iii – Đào tạo nhân lực ngành công nghệ thông tin có năng lực làm việc chủ động với kỹ năng và trình độ cao, có khả năng học tập và bám sát những thay đổi của công nghệ phục vụ đáp ứng được với tiêu chuẩn nghề nghiệp tại Nhật Bản.

1. Chuẩn về kiến thức [LO1]: Hiểu biết và nắm vững kiến thức về Lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, về Pháp luật, về Khoa học tự nhiên; Hiểu biết về an ninh Quốc phòng; [LO2]: Nắm vững các kiến thức cơ sở ngành công nghệ thông tin theo tiêu chuẩn kỹ sư công nghệ thông tin Nhật Bản ITSS (Skill Standards for Information Technology Professionals); [LO3]: Vận dụng tốt kiến thức cơ bản và chuyên sâu để thiết kế, phát triển cài đặt, vận hành và bảo trì phần mềm phù hợp với các vấn đề thực tế của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam và trên toàn thế giới. 2. Chuẩn về kỹ năng 2.1. Kỹ năng nghề nghiệp [LO4]: Có kỹ năng nghiên cứu, lên kế hoạch, thực hiện, và phân tích thử nghiệm, đồng thời đánh giá sự ứng dụng của công nghệ thông tin trong doanh nghiệp và tổ chức; [LO5]: Có kỹ năng thiết kế và phát triển các hệ thống phù hợp với yêu cầu thực tế về môi trường, kinh tế, xã hội, chính trị, văn hoá và bền vững; [LO6]: Có kỹ năng phát hiện, mô hình hóa, giải quyết các vấn đề công nghệ cấp thiết, và ứng dụng linh hoạt các kỹ thuật, công cụ công nghệ hiện đại trong thực tiễn; [LO7]: Có năng lực và kiến thức để chuyển đổi các lý thuyết và khái niệm kỹ thuật, công nghệ thành các ứng dụng thực tế; [LO8]: Có kỹ năng nghiên cứu, thu thập chi tiết về người dùng và thông tin từ đó sử dụng và phân tích các yêu cầu cụ thể một cách an toàn; [LO9]: Có hiểu biết cơ bản về công nghệ thông tin nói chung và khả năng sử dụng và áp dụng trong công việc; Có khả năng thiết kế, phát triển, cài đặt hệ thống phần mềm, ứng dụng theo yêu cầu thực tế của thị trường công nghệ thông tin Nhật Bản; [LO10]: Có kỹ năng lập kế hoạch và xác định khối lượng công việc cho các dự án thiết kế và phát triển phần mềm; [LO11]: Có kỹ năng lên kế hoạch kiểm thử và nghiệm thu, có khả năng thực hiện dự báo, phân tích đánh giá chiến lược thông tin, quản lý và đảm bảo chất lượng của hệ thống phần mềm và xây dựng các tài liệu dự án; [LO12]: Có khả năng áp dụng các tri thức một cách sáng tạo vào giải quyết bài toán trong lĩnh vực phát triển phần mềm. 2.2. Kỹ năng mềm [LO13]: Có kỹ năng làm việc, tương tác trong các môi trường đa dạng văn hoá, đa ngành; có khả năng thích nghi và đóng góp cho các tổ chức, doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam và trên thế giới. [LO14]: Có năng lực tiếng Nhật đạt trình độ tương đương N3 trở lên. Có khả năng sử dụng tiếng Nhật chuyên ngành trong học tập, nghiên cứu và làm việc trong lĩnh công nghệ thông tin; 3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm [LO15]: Khả năng kiểm soát cảm xúc, thái độ, và hành vi của bản thân trong tình huống khó khăn hoặc áp lực với công việc; có trách nhiệm và đạo đức với công việc, sáng tạo trong tìm kiếm giải pháp và khả năng tư duy độc lập trong giải quyết vấn đề; [LO16]: Hiểu biết về các ảnh hưởng của các giải pháp công nghệ và các tác động của nó trong ngữ cảnh môi trường, kinh tế, xã hội toàn cầu.