Sau năm 1954, dân số nước ta tăng nhanh: từ 0,4 triệu người mỗi năm giai đoạn 1945 - 1955 đến 0,99 triệu người giai đoạn 1955 - 1965, tức là bình quân 3,3%/năm. Nếu theo tốc độ “bùng nổ” này thì cứ 22 năm dân số lại tăng gấp đôi. Nhận thức được tác động của dân số đối với sự phát triển bền vững của đất nước nên ngay từ những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ XX, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách dân số với mục tiêu giảm sinh. Đầu tiên là Quyết định số 216/CP, ngày 26-12-1961, của Hội đồng Chính phủ về việc sinh đẻ có hướng dẫn. Tiếp đó, tại Đại hội Đảng IV (năm 1976), Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh chủ trương “đẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch, kiên quyết giảm dần tốc độ tăng dân số hằng năm”. Tại Đại hội V (năm 1981), Đảng yêu cầu “giảm tốc độ tăng dân số bình quân của cả nước từ 2,4% hằng năm xuống 1,7% vào năm 1985”. Đến Đại hội VI (năm 1986), Đảng ta tiếp tục đề ra mục tiêu cho công tác dân số là “giảm tỷ lệ phát triển dân số từ 2,2% hiện nay xuống 1,7% vào năm 1990”.
Sau năm 1954, dân số nước ta tăng nhanh: từ 0,4 triệu người mỗi năm giai đoạn 1945 - 1955 đến 0,99 triệu người giai đoạn 1955 - 1965, tức là bình quân 3,3%/năm. Nếu theo tốc độ “bùng nổ” này thì cứ 22 năm dân số lại tăng gấp đôi. Nhận thức được tác động của dân số đối với sự phát triển bền vững của đất nước nên ngay từ những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ XX, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách dân số với mục tiêu giảm sinh. Đầu tiên là Quyết định số 216/CP, ngày 26-12-1961, của Hội đồng Chính phủ về việc sinh đẻ có hướng dẫn. Tiếp đó, tại Đại hội Đảng IV (năm 1976), Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh chủ trương “đẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch, kiên quyết giảm dần tốc độ tăng dân số hằng năm”. Tại Đại hội V (năm 1981), Đảng yêu cầu “giảm tốc độ tăng dân số bình quân của cả nước từ 2,4% hằng năm xuống 1,7% vào năm 1985”. Đến Đại hội VI (năm 1986), Đảng ta tiếp tục đề ra mục tiêu cho công tác dân số là “giảm tỷ lệ phát triển dân số từ 2,2% hiện nay xuống 1,7% vào năm 1990”.
(HNM) - Báo cáo của Cục Quản lý lao động nước ngoài cho thấy, 10 năm qua, trong tổng số hơn 600.000 lao động xuất khẩu nước ngoài, có 224.785 lao động nữ, chiếm khoảng 32,6% lực lượng lao động di trú quốc tế.
Theo tính toán, lượng kiều hối tiền gửi của những người đi lao động xuất khẩu bình quân đạt khoảng 1,7 tỷ USD/năm. Xuất khẩu lao động nói chung hằng năm cũng giải quyết được khoảng 70.000 việc làm cho người dân. Trong điều kiện kinh tế đất nước đang ở giai đoạn khó khăn, tỷ lệ lao động trong độ tuổi chưa có việc làm cao thì con số trên là minh chứng cho thấy đóng góp quan trọng của xuất khẩu lao động trong việc cải thiện nền kinh tế và giảm thiểu tình trạng thất nghiệp.
Ở cấp hộ gia đình, xuất khẩu lao động nữ còn góp phần nâng cao thu nhập và tích lũy cho gia đình. Hơn 1/3 số người trong 171 gia đình được Viện Gia đình và Giới phỏng vấn ở Đông Tân (Thái Bình) khẳng định, hằng năm đã gửi về nhà khoản tiền từ 41-60 triệu đồng, có hơn 1/4 số lao động nữ đã gửi từ 61-132 triệu đồng. Đây là những khoản tiền lớn nếu so sánh với thu nhập trung bình của một hộ gia đình nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng (khoảng 24-30 triệu đồng/năm). Trong nghiên cứu ở Đông Tân, khi được hỏi về mức sống gia đình thay đổi như thế nào khi người vợ đi xuất khẩu thì có 77,8% hộ gia đình thừa nhận có mức sống khá hơn nhờ tiền của vợ gửi về. Đứng về mặt xã hội, xuất khẩu lao động cũng làm thay đổi sự phân công lao động theo hướng tiến bộ hơn. Sự di cư của phụ nữ đã thay đổi phân công lao động truyền thống trong các gia đình, đưa phụ nữ từ chỗ chỉ là lao động phụ trở thành người làm kinh tế chính. Những việc trước đây đàn ông thường khoán trắng cho vợ, như chăm con, nuôi dưỡng con, giúp con học, cơm nước... giờ đã khá quen thuộc với nam giới.Quan hệ gia đình lỏng lẻoĐóng góp của lao động nữ xuất khẩu thì đã rõ, nhưng điều đáng lo ngại hiện nay là sự vắng mặt của các chị đã khiến hôn nhân của nhiều gia đình có nguy cơ không bền vững. Có gần 50% số hộ gia đình được phỏng vấn cho rằng, quan hệ gia đình trở nên lỏng lẻo hơn. Số liệu định lượng cho thấy đã xuất hiện các tệ nạn như cờ bạc, rượu chè, quan hệ ngoài hôn nhân (27% nam giới được hỏi cho biết đã đi uống rượu giải sầu khi xa vợ, 62,9% nam giới quan hệ với gái mại dâm). Bên cạnh đó, người chồng gặp nhiều khó khăn trong chăm sóc, giáo dục con cái và quản lý gia đình. Tiếp tục khảo sát ở Đông Tân (Thái Bình) đã cho kết quả: 70,7% nam giới trả lời họ gặp khó khăn trong chăm sóc con cái và 37,4% người cho rằng con cái họ khó bảo hơn, nghịch ngợm hơn khi mẹ chúng đi vắng, 17,7% ý kiến cho biết trẻ nhỏ thường ốm đau vì không có mẹ chăm sóc, 83,5% ý kiến bày tỏ việc trẻ em buồn nhớ mẹ và đây là một khó khăn mà người bố khó có thể làm cho các con yên lòng. Một ông bố tâm sự: "Nói chung là các cháu buồn. Chúng không tâm sự bằng lời nhưng biểu hiện bằng hành động. Con mới 3 tuổi, thường khi mẹ ở nhà thì cháu nằm ngủ ôm mẹ, mẹ đi thì cháu ôm bố, tự nhiên cứ thấy con chảy nước mắt thì mình cũng chảy nước mắt theo".Không chỉ tác động đến tâm lý tình cảm của con trẻ, xuất khẩu lao động nữ cũng còn tác động đến việc học hành của con cái 16,4% người được hỏi nói rằng, con cái họ học kém hơn khi mẹ đi xuất khẩu lao động và 18,7% cho rằng họ thực sự gặp khó khăn trong việc giáo dục, đôn đốc con học hành. Một vấn đề khác là mâu thuẫn gia đình tăng trong việc quản lý và chi tiêu tiền gửi. Kết quả đánh giá của Tổ chức Health Bridge cho thấy, có 42,7% số người được hỏi đã nói về mâu thuẫn gia đình khi gửi tiền về. Tiền gửi về, ở một số hộ đã bị người chồng "nướng" vào cờ bạc, ăn chơi mà không dùng vào chi tiêu gia đình và chăn nuôi sản xuất. Cũng có những phụ nữ do lo sợ chồng tiêu pha bài bạc nên đã gửi tiền về bên ngoại cất giữ và điều này đã gây nên mâu thuẫn gia đình. Lao động nữ di cư là dòng chảy tất yếu của cuộc sống hiện đại. Chính vì vậy, để hạn chế mặt chưa tích cực của nó, theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Tâm (Viện Gia đình và Giới), chính quyền địa phương và các đoàn thể, đặc biệt là hội phụ nữ ở nơi có nhiều lao động nữ xuất khẩu nên có các sáng kiến "giúp đỡ nam giới" qua các hoạt động cụ thể như củng cố hệ thống nhà mẫu giáo, nhà trẻ để giảm nhẹ công việc chăm sóc trẻ em, giúp đỡ các ông chồng có vợ đi xuất khẩu có thêm thời gian cho lao động hoặc nghỉ ngơi. Hội phụ nữ các địa phương phối hợp với các công ty tuyển dụng lao động xuất khẩu nên xây dựng các chương trình tư vấn về cả kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử trong quan hệ gia đình cho phụ nữ đi lao động xuất khẩu để giúp họ có cách ứng xử tốt, không tạo ra tâm lý tự ti cho các ông chồng trong con mắt của người vợ và họ hàng… có như vậy mới giúp gia đình được yên ấm.
“Không chỉ giỏi việc nước, mà còn đảm việc nhà” – câu này thường được dùng để ví cho hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam. Ngày nay, cứ 100 phụ nữ trong độ tuổi lao động thì có 73.5 người đang làm việc và có 6.7% lao động nữ có trình độ cao đẳng, đại học trở lên.
Phụ nữ ngày nay đang chiếm lĩnh vị trí đỉnh cao của tri thức, khoa học và công nghệ tiên tiến. Nắm được vai trò quan trọng của phụ nữ trong xã hội, đặc biệt là để bù đắp những thiệt thòi, hy sinh của phụ nữ, Nhà nước đã có những cơ chế, chính sách ưu đãi dành cho các lao động nữ.
Dưới đây là các chế độ, chính sách dành cho lao động nữ:
Cụ thể, lao động nữ được quyền bình đẳng trong:
- Các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
- Điều kiện lao động, an toàn, vệ sinh lao động.
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
- Các chế độ phúc lợi khác về vật chất, tinh thần.
Lao động nữ được ưu tiên tuyển dụng vào làm việc khi đủ điều kiện, tiêu chuẩn làm công việc phù hợp với cả nam và nữ.
3. Được cải thiện điều kiện lao động
Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm có đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp với nơi làm việc theo quy định của Bộ Y tế.
4. Được khám chuyên khoa phụ sản khi khám sức khỏe định kỳ
Việc khám chuyên khoa phụ sản được thực hiện theo danh mục do Bộ Y tế ban hành.
5. Được nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh và hưởng nguyên lương
Cụ thể, trong thời gian hành kinh, lao động nữ được nghỉ mỗi ngày 30 phút và tối thiểu 03 ngày trong 01 tháng.
Thời gian nghỉ này vẫn được hưởng đủ lương theo hợp đồng lao động.
Đồng thời, thời gian nghỉ cụ thể do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận cho phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ.
6. Được nghỉ 60 phút mỗi ngày với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi
Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, sữa, nghỉ ngơi.
Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ lương theo hợp đồng lao động.
7. Được người sử dụng lao động bố trí phòng vắt, trữ sữa mẹ
Người sử dụng lao động có trách nhiệm lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc, nhu cầu của lao động nữ và khả năng của người sử dụng lao động.
Phòng vắt trữ, sữa mẹ phải là phòng có không gian riêng biệt, tối thiểu 6m2, có nguồn nước sạch, có nguồn điện, bảo đảm vệ sinh, được trang bị tủ lạnh, ghế, bàn; khăn giấy hoặc khăn lau, máy hút sữa, bình tiệt trùng (nếu có thể).
8. Được đơn phương chấm dứt hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động với lao động nữ mang thai
- Trong trường hợp, lao động nữ mang thai có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động.
Đồng thời, phải kèm theo ý kiến đề nghị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
Thời hạn báo trước để đơn phương chấm dứt, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo thời hạn mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.
- Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thời gian tạm hoãn do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động, nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ.
Trường hợp không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Căn cứ điều kiện cụ thể, người sử dụng lao động xây dựng phương án, kế hoạch giúp đỡ, hỗ trợ, xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc hỗ trợ một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo đối với lao động nữ có con trong độ tuổi gửi trẻ, mẫu giáo bằng tiền mặt hoặc hiện vật.
Mức và thời gian hỗ trợ do người sử dụng lao động thỏa thuận với đại diện lao động nữ.
10. Người sử dụng lao động nữ cũng được hưởng quyền lợi
- Trong trường hợp, người sử dụng lao động đầu tư xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo, cơ sở y tế, công trình văn hóa và các công trình phúc lợi khác, nếu đủ điều kiện về quy mô, tiêu chuẩn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ thì được hưởng chính sách khuyến khích xã hội hóa.
- Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động thì được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của Luật nhà ở.
- Người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động nữ được Nhà nước hỗ trợ như sau:
+ Được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.
+ Các khoản chi tăng thêm cho lao động nữ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Các nội dung này căn cứ theo Nghị định 85/2015/NĐ-CP và Bộ luật lao động 2012.
%PDF-1.5 %���� 1 0 obj >/PageWidthList<0 411.024>>>>>>/Resources<>/ExtGState<>/Font<>/ProcSet[/PDF/Text]>>/Rotate 0/TrimBox[ 0 0 411.024 581.102]/Type/Page>> endobj 2 0 obj <>stream H��W�n�6}��G�i^%8�l�n�$5����Q.vk+7'���_�I��Z^�Ev�!iR�̙9Cw�C�!p�ȔZS� ���E>���:����s�8~hɌH0S_����{r�"G����dz���` N�XS۱�vX�A��a,=T�8�e W�v^���s� `�9�/�g&O~}��������/��-� L��:�E��0�T����I��)e�W��H@u ��R�,�Г�Pa-��r���S>��Y�CX�M(�]Q�����x��K�X�P���J6i���UO��մ�$�픥��~�?Tί��b�S��jT����R?�VB��E)!.��@��٤>�6�ğVd�9�I,��:��_�V~{�W��-�kIr��$��L��(,��gN�i0�ʒ���25��{̷z��H0�Oi��DH�?r�l9��܌V87#p��b-SpV=�{Jz.ۯ�G�p�����C�>��\M��J�k"H��"x9�P��8��@q��b�g��D�$��%Gϯ�Ƚ#n4���h���
(Thanh tra)- Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động, trong đó có lao động là phụ nữ yếu thế đã được ban hành, nguồn lực thực hiện được đảm bảo trong các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, đề án khác có nội dung về đào tạo nghề.
Ngày 22/8, Bộ LĐTB&XH cho biết nhận được nội dung của cử tri huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, kiến nghị có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và chính sách vay vốn giải quyết việc làm cho đối tượng phụ nữ yếu thế như phụ nữ khuyết tật, phụ nữ đơn thân... không phải là hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng thời quan tâm tạo việc làm cho lao động sau đào tạo nghề.
Trả lời kiến nghị của cử tri về nội dung này, Bộ LĐTB&XH cho biết, trong 10 năm gần đây, Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách và các văn bản chỉ đạo tập trung thực hiện các giải pháp về việc hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động nói chung, phụ nữ yếu thế nói riêng (phụ nữ khuyết tật, phụ nữ đơn thân... không phải là hộ nghèo, hộ cận nghèo) có kỹ năng nghề đáp ứng với yêu cầu của thị trường lao động, cụ thể, như: Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng, trong đó có đối tượng là lao động nữ (phụ nữ là người khuyết tật, phụ nữ đơn thân...), lao động nông thôn, người khuyết tật.
Quyết định số 1190/QĐ-TTg ngày 05/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021 - 2030 với mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025 hỗ trợ đào tạo nghề và tạo việc làm cho 200.000 người khuyết tật có nhu cầu và đủ điều kiện, trong đó có phụ nữ yếu thế.
Quyết định số 17/2021/QĐ-TTg ngày 31/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ học nghề đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp, trong đó có lao động là phụ nữ yếu thế.
Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó có nội dung về đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn. Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 10/01/2023 của Chính phủ về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi nhanh kinh tế - xã hội.
Cũng theo Bộ LĐTB&XH, trong các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, trong đó hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng cho lao động nông thôn, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong đó phụ nữ yếu thế, Bộ LĐTB&XH đã chỉ đạo các địa phương, cơ sở đào tạo nghề chỉ tổ chức đào tạo khi xác định được nơi làm việc và thu nhập của người học, gắn đào tạo nghề với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, thị trường lao động, gắn đào tạo nghề với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.
Ngoài ra, để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông thôn, trong đó có phụ nữ yếu thế, Bộ LĐTB&XH đang hoàn thiện Dự thảo Đề án “Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông thôn đến năm 2030” trình Chính phủ ban hành trong năm 2024.
“Như vậy, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động, trong đó có lao động là phụ nữ yếu thế đã được ban hành, nguồn lực thực hiện được đảm bảo trong các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, đề án khác có nội dung về đào tạo nghề”, Bộ LĐTB&XH khẳng định.
Cũng theo Bộ LĐTB&XH, trên cơ sở Luật Việc làm năm 2013, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành các chính sách hỗ trợ tạo việc làm nhằm đẩy mạnh giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó có lao động nữ, lao động sau đào tạo nghề (chính sách vay vốn hỗ trợ tạo việc làm từ Quỹ Quốc gia về việc làm và các nguồn tín dụng ưu đãi khác; chính sách hỗ trợ chuyển dịch việc làm đối với người lao động ở khu vực nông thôn; chính sách việc làm công; hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; hỗ trợ tạo việc làm cho các nhóm lao động yếu thế; chính sách hỗ trợ phát triển thị trường lao động, phát triển tổ chức dịch vụ việc làm để hỗ trợ kết nối cung - cầu lao động, phát triển hệ thống thông thị trường lao động; chính sách về bảo hiểm thất nghiệp...).
Đối với chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm, Luật Việc làm năm 2013 và Nghị định số 61/2015/NĐ-CP' (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 74/2019/NĐ- CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ) đã quy định đối tượng vay vốn gồm: doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh; người lao động (không phân biệt thuộc hay không thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, tình trạng hôn nhân...), trong đó lao động là người khuyết tật được vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm với mức lãi suất thấp hơn.
Theo thống kê, tính đến tháng 3/2024, tổng dư nợ chương trình cho vay giải quyết việc làm đạt trên 94.513 tỷ đồng (trong đó, nguồn vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm khoảng 4.539 tỷ đồng; nguồn vốn do Ngân hàng Chính sách xã hội huy động khoảng 54.332 tỷ đồng; nguồn vốn địa phương ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội khoảng 35.642 tỷ đồng), góp phần hỗ trợ tạo, duy trì và mở rộng việc làm cho hàng trăm nghìn lao động mỗi năm (lao động nông thôn chiếm khoảng 90%; lao động nữ chiếm khoảng 55%; lao động là người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 10%; lao động là người khuyết tật chiếm khoảng 05%).
Hiện nay, Bộ LĐTB&XH đang xây dựng Dự án Luật Việc làm (sửa đổi), dự kiến trình Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV (tháng 9/2024). Tiếp thu ý kiến của cử tri, trong quá trình xây dựng Dự án Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ LĐTB&XH tiếp tục nghiên cứu, lấy ý kiến rộng rãi các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, người dân để sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan về hỗ trợ tạo việc làm nói chung, chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm nói riêng, hướng tới hỗ trợ các đối tượng lao động có nhu cầu, nhất là lao động nữ yếu thế.