Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Theo nghị quyết, Quốc hội đề nghị Chính phủ và các cơ quan liên quan thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu.
Trong đó có giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt để tháo gỡ thể chế, khắc phục điểm nghẽn; đẩy mạnh hơn nữa việc rà soát, bổ sung, hoàn thiện thể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật.
Tập trung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh, tạo thuận lợi, tiết giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp.
Đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực.
Cùng với đó, năm 2025 ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ sản xuất kinh doanh đồng thời giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu; đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm.
Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính gắn với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực và phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi.
Trong đó thực hiện quyết liệt, có hiệu quả chủ trương tinh giản, sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị và sắp xếp tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp công lập của bộ, ngành, địa phương.
Đồng thời tập trung các nguồn lực, nhất là nguồn lực tài chính để hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, ưu tiên công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia, hệ thống đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao, các dự án có tính liên vùng và hạ tầng đô thị lớn, hạ tầng chuyển đổi số.
Kết nối hệ thống cao tốc với sân bay, cảng biển và triển khai hệ thống đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị.
Cũng trong năm 2025, Quốc hội yêu cầu tập trung thực hiện cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực và trong nội ngành gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ.
Kèm theo đó đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế.
Tại nghị quyết Quốc hội yêu cầu chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phong trào khởi nghiệp, sáng tạo.
Thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và sức khỏe nhân dân; đầu tư phát triển công nghiệp văn hóa.
Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường
Tăng cường liên kết vùng, thực hiện hiệu quả quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; đẩy nhanh tốc độ, nâng cao chất lượng đô thị hóa và kinh tế đô thị...
Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), năm 2023, nhìn chung trong bối cảnh thế giới có nhiều thách thức, nền kinh tế Việt Nam vẫn có nhiều điểm tích cực, bức tranh xã hội có nhiều nét tươi sáng, khả quan, đời sống của người dân được cải thiện, các chính sách an sinh xã hội được đảm bảo.
Báo cáo tổng kết công tác năm 2023, Bộ LĐ-TB&XH nhìn nhận, cùng với sự phục hồi và phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế, thị trường lao động tiếp tục được phục hồi, lực lượng lao động, số người có việc làm và thu nhập của người lao động đều tăng so với năm 2022.
Cụ thể, năm 2023, thu nhập bình quân của lao động Việt Nam đạt 7,1 triệu đồng mỗi tháng, tăng 459.000 đồng (6,9%) so với cùng kỳ 2022.
Các địa phương tăng kết nối giao dịch việc làm giúp cải thiện số lao động có việc làm, đạt 51,3 triệu người, tăng 130.000 người so với quý III/2023. Tính chung cả năm 2023, lao động có việc làm ước đạt 51,3 triệu người, tăng 683.000 người so với năm 2022.
Mặc dù vậy, Bộ LĐ-TB&XH cũng thừa nhận, số người lao động đang làm việc có xu hướng tăng, nhưng thị trường lao động chưa có sự cải thiện về chất lượng lao động, khi số lao động làm các công việc bấp bênh, thiếu tính ổn định vẫn chiếm tỷ trọng lớn.
Thị trường lao động Việt Nam vẫn có hiện tượng mất cân đối cung - cầu lao động cục bộ và có sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền, khu vực, ngành nghề kinh tế; cơ chế kết nối cung - cầu và tự cân bằng của thị trường còn yếu.
Số người nghỉ giãn việc, mất việc những tháng cuối năm tiếp tục giảm so với quý III/2023. Trong đó, lao động mất việc còn 85.000 người, giảm gần 33.000 người; người nghỉ giãn việc còn 77.800 người, giảm hơn 187.000 người so với quý III/2023.
Theo Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung, năm 2024 dự báo tình hình thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp; kinh tế tiếp tục còn đối mặt với khó khăn thách thức. Vì thế, ngành Lao động sẽ tập trung triển khai tốt các chính sách ổn định thị trường lao động, tạo công ăn việc làm.
Quốc hội quyết nghị tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5 - 7% và phấn đấu 7 - 7,5%.
GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 USD. Tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1%.
Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%.
Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 5,3-5,4%.
Tỉ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt 25-26%.
Tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 70%, trong đó có bằng, chứng chỉ đạt 29-29,5%. Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%.
Tỉ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm khoảng 0,8-1%.
Số bác sĩ trên 10.000 dân đạt khoảng 15 bác sĩ. Số giường bệnh trên 10.000 dân đạt 34,5 giường bệnh.
Tỉ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 95,15%. Tỉ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới khoảng 80,5-81,5%.
Tỉ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 95%. Tỉ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường là 92%.