Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Năm 1948, do tình hình kháng chiến đòi hỏi, theo yêu cầu của bộ trưởng bộ Nội vụ lúc bấy giờ là ông Phan Kế Toại, chủ tịch Chính phủ Liên hiệp Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh ra sắc lệnh 162/SL ngày 14 tháng 4 năm 1948 tạm thời giải tán thị xã Bắc Ninh (trong giai đoạn kháng chiến), sáp nhập một phần vào huyện Yên Phong thành khu phố Kinh Bắc và sáp nhập phần còn lại vào huyện Võ Giàng thành khu phố Vũ Ninh.
Năm 1962, hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh hợp nhất thành tỉnh Hà Bắc, thị xã Bắc Ninh thuộc tỉnh Hà Bắc.
Sau năm 1975, thị xã Bắc Ninh có 5 phường: Đáp Cầu, Ninh Xá, Thị Cầu, Tiền An, Vệ An và 2 xã: Kinh Bắc, Vũ Ninh.
Ngày 3 tháng 5 năm 1985, xã Đại Phúc của huyện Quế Võ (nay là thị xã Quế Võ) và xã Võ Cường của huyện Tiên Sơn (nay là huyện Tiên Du và thành phố Từ Sơn) được sáp nhập vào thị xã Bắc Ninh.
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ 10 phê chuẩn về việc tách và thành lập một số tỉnh. Theo đó, tỉnh Bắc Ninh được tái lập, thị xã Bắc Ninh là tỉnh lỵ tỉnh Bắc Ninh.
Ngày 8 tháng 4 năm 2002, thành lập phường Suối Hoa trên cơ sở 48,87 ha diện tích đất tự nhiên và 1.405 người của xã Vũ Ninh; 16,98 ha diện tích đất tự nhiên và 2.649 người của xã Đại Phúc, 52,65 ha diện tích đất tự nhiên của xã Kinh Bắc.
Ngày 25 tháng 8 năm 2003, thành lập 3 phường Vũ Ninh, Kinh Bắc và Đại Phúc trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của 3 xã tương ứng.
Ngày 11 tháng 5 năm 2005, thị xã Bắc Ninh được công nhận là đô thị loại III.
Cuối năm 2005, thị xã Bắc Ninh có 9 phường: Đại Phúc, Đáp Cầu, Kinh Bắc, Ninh Xá, Suối Hoa, Thị Cầu, Tiền An, Vệ An, Vũ Ninh và 1 xã Võ Cường.
Ngày 26 tháng 1 năm 2006, Chính phủ ban hành nghị định thành lập thành phố Bắc Ninh thuộc tỉnh Bắc Ninh trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Bắc Ninh, với 9 phường: Đáp Cầu, Thị Cầu, Vũ Ninh, Suối Hoa, Tiền An, Ninh Xá, Vệ An, Kinh Bắc, Đại Phúc và 1 xã: Võ Cường, với tổng diện tích 23,34 km², dân số là 121.028 người.
Ngày 9 tháng 4 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 60/2007/NĐ-CP điều chỉnh địa giới thành phố Bắc Ninh. Theo đó, sáp nhập 9 xã: Kim Chân, Vân Dương, Nam Sơn (thuộc huyện Quế Võ), Hạp Lĩnh, Khắc Niệm (thuộc huyện Tiên Du), Phong Khê, Khúc Xuyên, Vạn An, Hòa Long (thuộc huyện Yên Phong) vào thành phố Bắc Ninh và thành lập phường Võ Cường thuộc thành phố Bắc Ninh. Thành phố có 10 phường và 9 xã, với tổng diện tích 80,28 km², dân số là 150.331 người.
Ngày 5 tháng 2 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 06/NQ-CP thành lập các phường Vân Dương, Vạn An, Hạp Lĩnh từ các xã có tên tương ứng, thành phố Bắc Ninh có 13 phường và 6 xã.
Ngày 29 tháng 12 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 137/NQ-CP thành lập các phường Khắc Niệm, Khúc Xuyên và Phong Khê từ các xã có tên tương ứng, thành phố Bắc Ninh thành 16 phường và 3 xã.
Ngày 25 tháng 6 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1044/QĐ-TTg công nhận thành phố Bắc Ninh là đô thị loại II.
Ngày 25 tháng 12 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2088/QĐ-TTg công nhận thành phố Bắc Ninh là đô thị loại I thuộc tỉnh Bắc Ninh.
Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 787/NQ-UBTVQH14 chuyển 3 xã: Hòa Long, Kim Chân, Nam Sơn thành 3 phường có tên tương ứng (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2019).
Thành phố Bắc Ninh có 19 phường trực thuộc như hiện nay.
Thành phố Bắc Ninh nằm ở phía Bắc tỉnh Bắc Ninh, có vị trí địa lý:
Thành phố Bắc Ninh nằm ở phía Nam sông Cầu, phía Đông Bắc của tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 30 km về phía Nam, cách thành phố Bắc Giang 20 km về phía Bắc có diện tích 82,64 km², là đầu mối quan trọng giữa Hà Nội với các tỉnh phía Bắc, trên hành lang kinh tế Việt Nam – Trung Quốc, nằm trong tam giác tăng trưởng Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
Hiện nay, thành phố Bắc Ninh có 19 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 19 phường
Năm 2020, tổng sản phẩm trên địa bàn (theo giá so sánh 2010) ước đạt 36.834,8 tỷ đồng, tăng 1,5 lần so với năm 2016, chiếm 30,1% GRDP toàn tỉnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 12,2%/năm. Cơ cấu chuyển dịch tích cực theo hướng kinh tế đô thị: Thương mại – dịch vụ chiếm 52,6%, công nghiệp – xây dựng chiếm 46,6%, nông, lâm nghiệp và thủy sản còn 0,8%.
Thương mại – dịch vụ phát triển mạnh, tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2023 ước đạt 40.725 tỷ đồng, tăng 11,5% so với 2022
Sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) năm 2020 ước đạt 123.772 tỷ đồng (vượt 24.772 tỷ đồng so với kế hoạch), gấp 1,75 lần năm 2016; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 16,3%/năm.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2020 ước thực hiện 5.788 tỷ đồng. Thu nội địa năm 2020 gấp 2,7 lần so với năm 2016, tốc độ tăng thu bình quân là 30,4%/năm. Thu từ tiền sử dụng đất 5 năm ước đạt 3.904 tỷ đồng, chiếm 34% tổng thu nội địa. Tổng chi ngân sách địa phương năm 2020 ước thực hiện 2.314 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân đạt 14,2%/năm.
Quy mô kinh tế GRDP 2020 (giá hiện hành) ước tính 63.145 tỷ đồng.
Quy mô kinh tế GRDP 2020 (giá so sánh 2010) ước tính 36.834 tỷ đồng.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2020 ước thực hiện 5.788 tỷ đồng
GRDP bình quân đầu người: 10.807 USD.
Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 123.772 tỷ đồng.
Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng ước đạt 31.800 tỷ đồng.
Thành phố có 9 doanh nghiệp nhà nước, 3.020 doanh nghiệp ngoài nhà nước, trong đó 420 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) năm 2020 ước đạt 123.772 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách gần 5.800 tỷ đồng, trong đó thu nội địa là 3.206 tỷ đồng
Hiện TP có khoảng 70 khách sạn (5 khách sạn 5 sao), 458 nhà hàng, 252 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú và trên 90 chi nhánh, điểm giao dịch của các tổ chức tín dụng, ngân hàng trong và ngoài nước.
Về đô thị, thành phố thời gian tới sẽ triển khai các khu đô thị lớn như Vinhomes (360ha), Himlam (300ha), T&T (500ha), Phú Điền (100ha), Bách Việt (48ha), Viglacera (26ha),…
Về thương mại, dịch vụ TP sẽ có 1 TTTM quy mô cấp vùng tích hợp nhiều công năng được Aeon Mall đầu tư xây dựng với tổng số vốn đầu tư dự kiến 190 triệu USD vào năm 2024.
Vịnh Hạ Long là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất Việt Nam, Vịnh Hạ Long thuộc thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Vịnh Hạ Long là địa danh đã hai lần được UNESCO vinh danh là kỳ quan thiên nhiên thế giới, lần thứ nhất vào ngày 17/12/1994, lần thứ hai vào năm 2011. Vậy Hạ Long thuộc tỉnh nào ở nước ta? Hãy cùng Viet Nam Propery tìm hiểu địa danh này nhé!
Hạ Long thuộc tỉnh nào? Hạ Long là một vùng biển đảo phía Đông Bắc Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh; Phía Tây Bắc và phía Bắc kéo dài từ huyện Yên Hưng, qua thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, đến hết biển và hải đảo của huyện Vân Đồn; phía Đông và Nam giáp Vịnh Bắc Bộ; Phía Tây Nam giáp đảo Cát Bà (thành phố Hải Phòng).
Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ nằm trong vịnh Bắc Bộ của nước ta. Nơi đây bao gồm vùng biển thành phố Hạ Long và một số thành phố lân cận khác của tỉnh Quảng Ninh. Vịnh Hạ Long có diện tích khoảng 1550km2, là nơi tập trung nhiều hệ thống đảo, núi đá đồ sộ với số lượng khá lớn. Vịnh Hạ Long có hệ sinh vật vô cùng đa dạng và phong phú, hiện nay đây là nơi sinh sống của hơn 50 loài sinh vật khác đang phát triển.
Nói về cảnh sắc nơi đây, Vịnh Hạ Long đã được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều cảnh đẹp, nên thơ và hùng vĩ. Ngoài ra, Vịnh Hạ Long còn có nhiều hệ thống đảo đá vôi và hang động có hình thù độc đáo. Hàng năm, vịnh thu hút một lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước đến đây khám phá.
Một số điểm du lịch nổi tiếng nhất định bạn phải tham quan khi đến Vịnh Hạ Long như: Hòn Trống Mái, Đảo Rồng, Động Thiên Cung, Hang Sửng Sốt,… Ở Vịnh Hạ Long có một vẻ đẹp rất riêng và hiếm có. Đi đâu cũng được, bạn nên thử đến đây một lần.
Khi đã biết Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh nào, bạn có thể dễ dàng di chuyển và sắp xếp kế hoạch du lịch. Đến với Hạ Long, bạn không phải đắn đo suy nghĩ nên tham quan ở đâu vì ở Vịnh Hạ Long có rất nhiều địa điểm đẹp. Điển hình như:
Địa điểm đầu tiên bạn có thể đến khi đến Vịnh Hạ Long là hang Sửng Sốt. Đây là hang động lớn và đẹp nhất khu vực Vịnh Hạ Long. Để đi lên hang Sửng Sốt, du khách sẽ phải đi qua những tán rừng, những bậc đá cheo leo, khá thú vị. Càng vào sâu, du khách sẽ càng ngỡ ngàng trước khung cảnh của hang động. Khu vực bên trong sẽ có rất nhiều nhũ đá, cây đa cổ thụ, những bức tường và một con đường như được tạc xuyên qua dòng chảy thời gian,…
Khi du khách lên đến đỉnh cao nhất của động, một khu vườn thượng uyển sẽ hiện ra ngay trước mắt. Ngoài ra, còn có hồ nước trong vắt, xung quanh là nhiều loài cây như cây si, vạn tuế, cây đa,… Khi đến đây, bạn sẽ có cảm giác như lạc vào một thế giới cổ tích với muôn vàn điều thú vị, bất ngờ.
Hòn Trống Mái sẽ là địa điểm du lịch Vịnh Hạ Long tiếp theo mà bạn nên ghé thăm. Đây là một trong những hòn đảo nổi tiếng ở Vịnh Hạ Long. Cù lao Trống Mái nằm gần hòn Đỉnh Hương ở phía Tây Nam của Vịnh, cách cảng du lịch Bãi Cháy khoảng 5km. Hòn Trống Mái là một cụm gồm 2 hòn đảo có hình dáng giống như một đôi gà, một cựa và một mái, cao hơn 10m, dựng đứng với tư thế rất bấp bênh. Hòn Trống Mái được coi là biểu tượng độc đáo của Vịnh Hạ Long nói riêng và của Việt Nam nói chung.
Đảo Tuần Châu nằm cách cảng du lịch Bãi Cháy khoảng 4km về phía Tây Nam. Đây là một đảo đất rộng khoảng 3km, có làng mạc, dân cư thưa thớt. Trước đây trên đảo, các nhà khoa học đã phát hiện nhiều di chỉ khảo cổ của thành phố Hạ Long, từ đó đảo được đưa vào khai thác du lịch.
Từ năm 2001, con đường lớn đã được triển khai xây dựng nối đảo với đất liền. Đây giống như một tổ hợp dịch vụ vui chơi, giải trí, tổ hợp khách sạn, nhà hàng và bãi biển lần lượt được xây dựng. Đảo Tuần Châu cho đến ngày nay là một trong những điểm thu hút khách du lịch nhất ở Vịnh Hạ Long.
Đảo Ti Tốp thời Pháp thuộc còn có tên gọi khác là đảo Cát Nàng. Đảo nằm trên Vịnh Hạ Long, cách Bãi Cháy khoảng 14 km về phía đông. Đảo Ti Tốp có hệ thống sườn núi dốc và bãi cát trắng hình trăng khuyết, trông rất độc đáo. Các tour thường dừng thuyền ra đảo để du khách leo lên bờ ngắm toàn cảnh vịnh, tắm biển, chèo thuyền kayak, kéo phao, kéo dù,…
Tham khảo thêm: Mộc Châu thuộc tỉnh nào
Động Thiên Cung nằm giữa đảo Cảnh Dốc, cao khoảng 25m so với mực nước biển. Động Thiên Cung có những hình thù kỳ lạ được chạm khắc trên vách động chắc chắn sẽ kích thích trí tò mò của du khách. Có một điều đặc biệt là khi bạn đi bộ trong động, các măng đá, nhũ đá sẽ trở nên lung linh hơn, âm thanh khi bạn di chuyển trong động cũng sẽ sống động hơn. Động Thiên Cung – chỉ cần nghe tên thôi là bạn đã thấy được sự kỳ vĩ và quyến rũ đến mê đắm lòng người rồi, đó là lý do bạn nên đến đây khám phá.
Hòn Sỏi Sim là một hòn đảo hiện đang được đầu tư để trở thành một điểm du lịch sinh thái phong phú và đa dạng trên Hạ Long. Với hệ thống nhà nghỉ nhỏ được xây dựng bằng gỗ, vườn bảo tồn động thực vật, hệ thống lầu tham quan. Hòn Sỏi Sim luôn được coi là điểm du lịch đắt giá của vịnh.
Là một hòn đảo xinh đẹp với thảm thực vật phong phú và quý hiếm. Bãi biển ở đây còn mang vẻ đẹp hoang sơ, yên tĩnh nên càng thu hút nhiều khách du lịch. Từ xa nhìn lại, du khách sẽ có cảm giác như đang nhìn một tòa lâu đài nằm trên một đường cắt trắng mịn, không thể rời mắt. Ngoài ra, ở Vịnh Hạ Long còn có khá nhiều địa điểm du lịch đẹp và thú vị như: Đảo Mắt Rồng, làng ngọc trai Tùng Sâu, hang Luồn, làng chài Cửa Vạn, đảo Con Cóc,…
Trên đây là bài viết trả lời cho câu hỏi Hạ Long thuộc tỉnh nào? Cũng như đưa ra nhiều địa điểm tham quan hấp dẫn của địa danh này. Hi vọng qua bài viết của Viet Nam Property sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích về địa danh nổi tiếng của nước ta.